Năm ta chín tuổi bị bán vào cung.
Vì cùng tuổi với công chúa Phượng Ninh nên được đưa đến Cung Triều Dương làm việc, làm bạn cho công chúa.
Nghe đồn công chúa sinh ra tay cầm kim sách, nên Lương Đế đã mời cao tăng đến đặt tên cho công chúa.
Cao tăng đi ba vòng quanh Cung Triều Dương, vuốt râu cười nói: “Triều Dương sinh Kim Phượng, thiên hạ an bình từ đây”.
Lương Đế vui mừng, ban tên Phượng Ninh, cưng chiều công chúa như ngọc trên tay.
Công chúa từ nhỏ đã kiêu ngạo.
Ở bên nàng ấy sẽ chịu nhiều khổ sở, nhưng ta lại cảm kích người bán ta vào cung.
Bởi cung Triều Dương lộng lẫy, tiểu cung nữ cũng được mặc lụa là.
Còn bên ngoài là nạn đói, bệnh dịch hoành hành.
Làng ta thậm chí không còn ai sống sót, trừ một số ít người.
Người bán ta vào cung cho ta 50 văn tiền.
Ta giữ 10 văn, còn lại nhét vào tay A Ngưu ca.
“Đây là tiền để tìm thầy thuốc chữa bệnh cho mẹ”.
Ta khăng khăng: “Số còn lại là để mua quan tài cho mẹ”.
A Ngưu ca đỏ mắt.
“Đừng đi, huynh sẽ chăm chỉ làm nhiều việc hơn nữa, chỉ còn thiếu 10 văn là đủ để làm mai táng cho mẹ rồi”.
Ta dúi tiền vào tay huynh thật mau, nếu không ta cũng sẽ bị bắt đi như những người khác.
Huynh khóc nức nở, còn đau lòng hơn cả ngày nhận tin cha qua đời ở biên giới.
Công chúa Phượng Ninh thường ngồi trên xích đu thở dài, bảo mình như chim trong lồng.
Thấy ta ngẩn ngơ, công chúa dùng chân khẽ đá ta: “Đúng là đồ quê mùa”.
Ta không thể hiểu nổi, nếu công chúa biết thế giới bên ngoài ra sao, nàng sẽ khóc lóc đòi khóa cửa Cung Triều Dương lại cho mà xem.
Những lời phàn nàn của công chúa đến tai bọn người có ý đồ, họ tổ chức yến tiệc để lấy lòng công chúa, cũng là giúp những kẻ muốn tiếp cận nàng ấy đạt được mục đích.
Trong một buổi yến tiệc mùa xuân, công chúa gặp gỡ Đỗ Chi Lâm, con trai tể tướng, người mới đỗ trạng nguyên.
Đỗ Chi Lâm phong độ, ôn hòa như ngọc, công chúa nhanh chóng để ý chàng.
Quý phi và Lương Đế cũng rất hài lòng.
Nếu không có sự can thiệp của Hàn Vương, có lẽ chúng ta đang bận rộn chuẩn bị hôn lễ cho công chúa và Đỗ Chi Lâm rồi.
Nghe nói Đỗ gia là phe chủ hòa, Đỗ Chi Lâm cũng không ngoại lệ.
Khi công chúa nhận được thư hôn của Bắc Khương, nàng đã phản ứng ra sao?
Sáng sớm hôm sau, nữ quan Bắc Khương đến truyền lệnh: “Hàn Vương tối nay muốn tổ chức yến tiệc phong vương cho công chúa”.
Công chúa bực bội: “Vừa đấm vừa xoa, chẳng qua là trò hề”.
Xuân Lan không chút biểu cảm, bước đến bên công chúa, dịu dàng nói: “Các vương tộc Bắc Khương cũng sẽ tham dự yến tiệc, để em cùng công chúa đi”.
Cô ấy lấy chiếc lược từ tay ta, búi tóc cho công chúa.
Công chúa gật đầu, chỉ tay vào ta: “Hạ Trúc, ngươi cũng đi”.
Ta đành đồng ý, thu dọn đồ đạc chuẩn bị đi.
Yến tiệc của người Bắc Khương tổ chức ngoài trời, núi non trùng điệp, đồng cỏ bát ngát.
Hàn Vương ngồi ở vị trí cao nhất, khuôn mặt ẩn sau ngọn đuốc.
Vệ binh báo cáo: “Công chúa Đại Lương đã đến”, vô số ánh mắt đổ dồn về chúng ta.
“Đây không phải là người đêm qua đã lên giường cùng ta sao?”, Hàn Vương nheo mắt nhìn ta, giọng đầy ác ý.
(Truyện đăng tại page Bơ không cần đường, đứa nào reup làm chó)
Tiếng nam nhân nữ tử cười lan tỏa khắp xung quanh.
Công chúa tức giận, quay người muốn bỏ đi.
Xuân Lan vội kéo lại: “Công chúa, lúc này rời đi chỉ làm mất mặt Đại Lương, cũng là cớ để Hàn Vương phát tác”.
“Đưa ta tới đây đã là làm mất mặt Đại Lương rồi”.
Công chúa hét lên: “Ta muốn về Biện Kinh, muốn phụ hoàng phát binh tiêu diệt bọn quân man rợ này”.
Ta sợ hãi, gần như lấy tay bịt miệng công chúa.
“Đã đến nước này, chi bằng công chúa cứ thuận theo mà làm hoàng hậu, nếu Bắc Khương tiếp tục lừa dối công chúa, chúng ta sẽ bàn đến việc hủy bỏ hôn ước sau”.
Công chúa sau khi nghe vậy, quyết định tiến bước đến ngai vàng.
Ta và Xuân Lan nhìn nhau, vô tình bọn ta đều chạm tay lên cổ, như thể đêm nay không biết còn có thể giữ được cái đầu này không.
Công chúa từng câu từng chữ đọc thuộc lời Xuân Lan dạy, nhắc đến thành Đại Lương và nhắc nhở Hàn Vương về những lời hứa trong hôn thư.
Hàn Vương nhìn công chúa bằng ánh mắt không thể đoán, cũng chẳng biết vui buồn hay giận dữ.
Ta đứng sau công chúa, tưởng chừng mồ hôi lạnh chảy dọc sống lưng.
Bỗng một giọng nữ vang lên, phá vỡ sự im lặng.
“Nghe đồn công chúa Phượng Ninh khi sinh ra đã cầm kim phượng, có thể cho chúng ta xem qua không?”.
Người nói là vương phi của nhị vương tử, Tây Lương công chúa Sải Hãn.
“Sợ ta là giả mạo sao?”, công chúa đáp trả.
Sải Hãn mỉm cười: “Các người không phải chưa từng gửi người giả mạo đến đây”.
Công chúa lạnh lùng, rút từ trong tay áo ra kim phượng nhỏ nhắn, hình dáng tự nhiên.
Mọi người xung quanh đều trầm trồ.
Sải Hãn mím môi không nói gì thêm.
Người Bắc Khương tin vào sự trường sinh, còn hơn cả người Đại Lương yêu thích nghe những chuyện thiên giáng tường vân.
Hàn Vương xoa dịu sự căng thẳng, đứng dậy cùng công chúa, nâng cao chén rượu chúc trời.
Người Bắc Khương quỳ xuống, ta còn đang ngơ ngác thì Xuân Lan đã nhanh chóng kéo ta quỳ theo.
Hàn Vương lầm bầm một lúc rồi nâng chén, tháo chiếc nhẫn đeo vào tay công chúa: “Người Đại Lương gian dối, nhưng ngươi đến khiến ta rất vui. Từ hôm nay, ngươi sẽ là hoàng hậu của ta”.
Ông ta nắm tay công chúa, cầu mong nàng sẽ như phượng hoàng thật sự, có thể mang lại may mắn cho Bắc Khương.
Công chúa gượng cười.
Khi tiệc tàn, Hàn Vương dẫn công chúa trở về lều.
Xuân Lan muốn đi theo nhưng bị công chúa cản lại: “Để Hạ Trúc đi”.
Ta cười khổ, nhìn theo ánh mắt giận dữ của Xuân Lan.
Ngày dài đêm ngắn trên thảo nguyên, nếu không phải cỏ đã vàng, ta cũng không biết đã ở Bắc Khương bao lâu.
Trước khi đến, nghe nói người Bắc Khương hung ác như quỷ, nhưng ta thấy không đáng sợ bằng binh lính thu thuế ở làng.
Người Bắc Khương cũng đánh nhau, vậy nên đại vương tử Triết Nguyên từ sau lễ phong vương đã đi dẹp loạn phía đông.
Dân Bắc Khương cũng oán hận chiến tranh.
Đàn ông ra trận, phụ nữ phải chăm sóc gia đình, chăn nuôi và săn bắn.
Công chúa thấy Sải Hãn tự vào núi săn hươu thì kinh ngạc: “Là vương phi sao lại làm việc này?”
Sải Hãn nói: “Sắp đông rồi, không săn hươu thì làm sao có thịt dự trữ”.
“Hãy để người khác làm, hoặc nhờ Triết Đô giúp xem”, công chúa không thể hiểu nổi.
Sải Hãn liếc nhìn: “Công chúa Đại Lương thật kiêu sa”.
Công chúa không muốn tranh cãi, nàng chỉ quan tâm đến việc chờ thư.
Ban đầu thư đều do người Bắc Khương kiểm, sau này thấy toàn là những lời than thở với quý phi nên không thèm để ý nữa.
Nhờ vậy nữ quan Bắc Khương mới được quý phi mua chuộc, Kỳ Kỳ Các, vẫn tiếp tục nhận và gửi thư.
Kỳ Kỳ Các mang thư đến cho công chúa.
Công chúa bực mình: “Mẫu phi luôn bảo ta kiên nhẫn, vậy khi nào mới đưa ta về?”
Xuân Lan thở dài không giấu giếm, công chúa dù sao cũng không còn tuổi mơ mộng nữa rồi: “Quý phi nói công chúa đã là hoàng hậu Bắc Khương, giờ đòi người là Đại Lương thất hứa.”
Kỳ Kỳ Các ấp úng: “Khi nào Hàn Vương chết, triều đình sẽ yêu cầu Bắc Khương trả công chúa về”.
Công chúa tức giận: “Đó không phải câu trả lời mà ta mong đợi. Còn Chi Lâm ca ca thì sao? Chàng ấy chắc chắn có cách đúng không?”
Kỳ Kỳ Các khó xử: “Đỗ đại nhân bận rộn công vụ, không có hồi âm.”
Kỳ Kỳ Các đi rồi, công chúa lại đập phá trong lều.
“Nghĩ tích cực lên, Hàn Vương có lẽ sắp chết rồi”, ta an ủi công chúa, không phải dối trá.
Hàn Vương luôn uống thuốc trước khi hành hạ ta, ban đầu một bát, giờ ba bát.
Tóc ông ta từ bạc hoa râm đến trắng muốt hết, ban ngày thì sợ lạnh, ban đêm thì sợ nóng.
Không chỉ mình ta phục vụ lão, Sải Hãn cũng thường mang thuốc đến, Triết Đô ngày ngày đến thăm hỏi.
Hai người họ nhìn Hàn Vương như con kền kền nhìn xác chết.