Skip to main content
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Cổ Đại TA GẢ CHO ĐẠI LANG NHÀ HỌ BÙI Chương 12 TA GẢ CHO ĐẠI LANG NHÀ HỌ BÙI

Chương 12 TA GẢ CHO ĐẠI LANG NHÀ HỌ BÙI

3:13 chiều – 20/10/2024

Triệu thúc và cha của Nhị thúc vốn là người quen cũ, ngày trước khi tiệm đậu hoa của nhà họ Bùi còn hoạt động, Triệu thúc thường xuyên đưa A Hương nhỏ đến đó ăn đậu hoa.

Khi đó, nàng ấy là một cô gái hoạt bát, chân còn chưa bị tật.

Đại lang của nhà họ Bùi yêu thích việc đọc sách, đã theo học tại tư thục. Còn Nhị Lang từ nhỏ đã nghịch ngợm, không bao giờ chịu ngoan ngoãn ở nhà giúp đỡ công việc trong quán đậu phụ.

Ngược lại, chính là lão gia nhà họ Bùi thường buông bỏ công việc buôn bán mà đi khắp thành huyện để tìm kiếm tên nghịch tử nhà mình. 

Bởi vì mỗi khi không ở trong tiệm phụ giúp, phần lớn Bùi Nhị lang cũng chẳng chịu ngoan ngoãn ở nhà, thường cùng đám du côn, côn đồ trong mười dặm quanh thành lén lút tụ tập ngoài cổng tây ngoại thành. 

Bùi lão gia lo sợ Nhị lang gây ra chuyện nên mỗi lần bắt được đều túm Nhị lang về tiệm, rồi giận dữ mắng mỏ.

Còn A Hương, mỗi lần nhìn cảnh đó, vẫn ung dung ăn bát đậu hoa, vừa nhìn Nhị lang bị mắng. Gương mặt thiếu niên lộ rõ vẻ ngang ngược, đôi khi trên mặt còn in hằn vết bầm tím, đầy vẻ không phục, đưa lưng về phía cha mình mà đảo mắt một cái.

A Hương không nhịn được bật cười.

Rồi Bùi Nhị lang nhướng mày nhìn nàng, đôi mắt đen láy đầy vẻ ngỗ nghịch của tuổi trẻ, còn hắng giọng tỏ vẻ hung hãn nói:

“Cười cái gì mà cười!”

A Hương tthoáng chốc sợ hãi, nép sát vào cha mình rồi nhìn Bùi lão gia tay cầm cái muôi dài, giơ lên gõ vào đầu con trai: 

“Thằng nhãi ranh, đừng có mà bắt nạt A Hương.”

Bùi lão gia làm ăn buôn bán đã nửa đời người, thật ra chỉ mong truyền nghề cho Nhị lang. Nhưng tiếc thay hắn khó mà dạy bảo, ông nghĩ rằng sau này sẽ tìm cho hắn một nhạc phụ uy quyền để trị được hắn. Nhạc phụ đó chính là cha của A Hương, Triệu thúc.

Sau này, khi ta gặp lại Triệu thúc, ông đã là một người lính hầu cận bình thường. Nhưng trước đó, ông từng là một vị bổ khoái oai phong lẫm liệt, tuần tra và quản lý các vụ án, đối phó với đám du côn côn đồ không bao giờ nương tay. 

Dù sao thì trên đời này người xấu đầy rẫy.

Mãi đến một ngày, ông trở về nhà nhưng lại không thấy A Hương đâu mới hốt hoảng đi tìm.

 Mấy tên ác nhân vì thù hằn với Triệu Cát nên đã bắt cóc con gái của ông. 

Ở vùng ngoại thành, trong một ngôi miếu hoang, tiểu cô nương mười một tuổi bị đánh gãy chân trái và chịu sự nhục nhã tột cùng. 

May mắn thay, nàng đã gặp được Bùi Nhị lang đang trên đường về nhà. Dĩ nhiên là hắn quen biết đám người đó, chúng nhìn hắn và cảnh cáo:

 “Bùi Ý, đừng có xen vào chuyện của người khác, mau cút đi!”

Thiếu niên lạnh mặt, chỉ liếc qua một cái rồi bỏ đi.

A Hương mặt đầy nước mắt, run rẩy trong sự tuyệt vọng, không thể thốt nên lời.

Nàng tận mắt nhìn đám người đó cười nham hiểm, kéo giật quần áo nàng. Rồi lại tận mắt thấy Bùi Nhị lang quay lại, trong tay hắn là một viên gạch.

 Đôi lông mày hắn nhăn lại, động tác hung bạo, ra tay không chút do dự, mạnh mẽ nện vào đầu một kẻ trong đám. 

Hắn ra tay vừa mạnh vừa nhanh, đánh liền mấy cái phát ra tiếng vang trầm đục, máu bắn tung tóe đầy mặt hắn.

Khi mấy kẻ khác kịp nhận ra thì đã quá muộn. Người đó đã bị đánh chết rồi, đầu óc nát bấy, óc trắng xóa chảy tràn ra.

Một mạng người đã mất, ngôi miếu hoang tĩnh mịch trở lại trong màn đêm đen.

Bùi Nhị lang cõng A Hương về đặt nàng trước cửa nhà, rồi lặng lẽ rời đi.

Sau đó, Nhị lang quay về nhà, hỏi cha mình rằng:

 “Đánh chết người thì phải làm sao?”

Về sau, Nhị lang vào quân doanh, còn Triệu thúc đồn với bên ngoài rằng chân của A Hương bị gãy do ngã ở cửa nhà. Nhưng A Hương thì vẫn nhớ, nhớ đôi vai không quá rộng nhưng rất vững chắc của thiếu niên ấy.

Nàng còn nhớ trong tiệm đậu hoa, thiếu niên đó nhướng đôi mày rậm, hung dữ mà quát lên:

 “Cười cái gì mà cười!”

Hắn có vẻ ngoài ngỗ nghịch, tính tình thì ngang tàng, nhưng thực sự lại rất đẹp trai.

À phải rồi, trước đây Bùi lão gia từng đùa với cha nàng rằng, sau này sẽ để nàng làm vợ của Nhị lang. Nhưng kể từ khi Nhị lang đi tòng quân, hắn chưa bao giờ trở lại.

Ngay cả khi Bùi lão gia qua đời, Nhị lang cũng không về. Nghe đâu khi đó hắn được điều động đến biên ải, là người trẻ nhất trong quân, không được ai coi trọng, nên cũng không đủ tư cách xin nghỉ về chịu tang.

Vài năm sau, khi đại lang cưới vợ, Nhị lang mới về. Nhưng A Hương không có cơ hội gặp mặt hắn. Nàng là một cô gái ít ra ngoài, hơn nữa, Nhị lang chỉ ở nhà vài ngày rồi lại rời đi.

Bùi lão gia đã mất, không còn ai nhắc đến chuyện muốn nàng làm vợ Nhị lang nữa. Cha nàng cũng chẳng nhắc lại, bởi vì sau sự kiện kia, như thể có một lằn ranh vô hình mãi mãi phân chia nàng và Nhị lang.

Nàng là một người què, không xứng với Nhị lang nữa rồi.

Nếu một người đã quen với việc sống dưới đáy bùn, không sinh ra hy vọng, cũng không cố trèo lên, thì có lẽ sẽ chẳng có nhiều mong đợi xa vời đến thế.

A Hương đã đem toàn bộ tiền hồi môn ra đầu tư mở tiệm không chỉ vì nàng, mà còn vì Nhị lang. Cùng hợp tác làm ăn với quả phụ của nhà họ Bùi, đó là cơ hội duy nhất để nàng có thể gần gũi Nhị lang.

Và quả thực như vậy, sau hơn ba năm tiệm mở cửa, cuối cùng nàng đã gặp lại Nhị lang.

Không ai biết rằng, tay nàng run không ngừng, đặt trên cái chân trái bị què mà đau đến tê dại, nàng phải gồng lên mới có thể giữ cho mình bình tĩnh, nở một nụ cười.

Nhị lang bây giờ là một tướng quân, đã không còn là thiếu niên ngỗ nghịch, hung hãn khi xưa nữa.

Chàng ấy chín chắn, khí thế sắc bén, ánh mắt sâu thẳm.

Chàng ấy từng vì nàng mà giết người, nhưng giờ đây dường như đã quên mất nàng là ai. Khi quả phụ của nhà họ Bùi giới thiệu rằng đây là A Hương, con gái của Triệu thúc, chàng cũng chỉ nhàn nhạt liếc qua, ánh mắt chẳng chút gợn sóng.

Sau đó, từ đầu đến cuối, chàng không hề nhìn nàng thêm lần nào nữa.

Giấc mơ tuổi trẻ, đến đây thôi, nàng nên tỉnh dậy rồi.

Sợi dây nàng đã căng giữ trong lòng suốt bao nhiêu năm, nay đã đứt đoạn. Dây đứt rồi, người cũng xì hơi, không thể gượng dậy được nữa. Nhị lang rời đi không lâu thì nàng đổ bệnh.

Triệu thúc mắt đỏ hoe, nghẹn ngào nói: 

“Nó cứng đầu lắm, ta đã sớm bảo rồi, không nói Nhị lang bây giờ là tướng quân, dù nó có không làm tướng quân mà chỉ là lính quèn, nhà ta cũng không xứng với nó nữa. Một người như Nhị lang, sao có thể cưới một người què chứ?”

“Con bé nghĩ rằng mình có thể che giấu tình cảm đó, ta cũng chỉ nghĩ rằng để nó tự lo liệu đi. Bấy nhiêu năm trời, không gặp Nhị lang một lần, nó không cam lòng. Nhưng ta không ngờ, gặp rồi thì chẳng những lòng nó chết đi, mà người cũng không thể gắng gượng được nữa.”

9

Ta đã viết thư gửi Nhị lang.

Hỏi xem dạo này hắn có khỏe không, liệu có thời gian quay lại huyện Vân An không?

Ta biết hắn rất bận, vụ án buôn lậu quân hỏa của quân doanh Trường An đã liên lụy đến rất nhiều người, ngay cả Khang Vương điện hạ cũng bị cuốn vào.

Quan trường trong kinh đô đang trải qua một cuộc thanh trừng lớn.

Nhị lang với tư cách là một võ quan vừa được bổ nhiệm, không vướng vào thị phi, trong hoàn cảnh đó, hắn đã may mắn gặp đúng thời cơ, nhanh chóng thăng lên hàng nhị phẩm.

Trong thời gian ngắn, e rằng hắn không thể về.

Nửa tháng sau, thân thể của A Hương ngày càng yếu đi, ta thật sự lo lắng.

Ta mang theo bộ y phục mới may của mình, cùng với bát canh gà đã hầm rất lâu, dẫn Tiểu Đào đến nhà Triệu thúc.

Tiểu Đào không biết chuyện gì đang xảy ra, vừa vào nhà đã la to: 

” A Hương tỷ tỷ, chỉ là một gã đàn ông thôi mà, tỷ phải học theo góa phụ ở làng chúng ta, không chiếm được thì thiến hắn đi!”

Ta: …

A Hương dù yếu ớt nhưng vẫn mím môi cười, gương mặt nàng lúc này đã tiều tụy và xanh xao.

Ta lấy ra chiếc áo mới may bằng lụa vân quang, đưa cho nàng:

 “Đẹp lắm đúng không? Ta đặc biệt chọn màu bích hà, mặc vào trông như khoác lên người một làn mây vậy. Tỷ thử xem, mặc xong rồi uống bát canh gà này, chúng ta ra ngoài dạo quanh cầu Châu Nam nhé, tối nay còn có hội đèn lồng nữa.”

A Hương mệt mỏi đáp:

 “Ta không đi nổi nữa, cả người yếu quá, thật sự không dậy được.”

“A Hương…”

“Ngọc nương, chiếc áo này đẹp thật, nhưng tiếc là ta không thể ra ngoài. Muội mặc vào cho ta xem được không?”

Giọng nàng nhẹ nhàng, ánh mắt lạc lõng trống rỗng. 

Ta không nén nổi bực mình mà trách móc:

 “Không đi được thì để dành sau này mặc, còn nhiều dịp mà. Trước tiên tỷ cứ uống bát canh này đã.”