Skip to main content
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Cổ Đại TA GẢ CHO ĐẠI LANG NHÀ HỌ BÙI Chương 8 TA GẢ CHO ĐẠI LANG NHÀ HỌ BÙI

Chương 8 TA GẢ CHO ĐẠI LANG NHÀ HỌ BÙI

3:09 chiều – 20/10/2024

Ta không nhịn được mà thốt lên kinh ngạc, Trường An doanh, ở Kinh đô dưới chân thiên tử, đúng là sự nghiệp thăng hoa rồi.

“Thật tốt quá, ta nghe nói Kinh đô phồn hoa lắm, người dân ai cũng mặc gấm vóc lụa là, bảng hiệu ở Thành Thiên Môn được làm bằng vàng, từ ngọn tháp trên Tam Trùng Sơn, có thể nhìn thấy hết các châu quận của Đại Sở.”

Bùi Nhị Lang có vẻ tâm trạng rất tốt, khẽ cười nói:

 “Khi nào ổn định xong, ta sẽ đón mọi người lên đó.”

Ta ngẩn ra một lát, nhẩm lại câu nói ấy trong đầu, lòng bỗng thở dài.

Nếu có đón ai lên kinh đô, thì cũng là đón Tiểu Đào và lão thái thái thôi. Còn ta… nếu cứ mãi là quả phụ nhà họ Bùi, có lẽ ta cũng sẽ theo đó mà được hưởng phúc. Nhưng ta không định ở lại nhà họ Bùi mà thủ tiết cả đời.

Mối duyên giữa người với người vốn có số phận định sẵn. Điều ta mong muốn xưa nay chỉ là cơm no áo ấm, cùng Tiểu Đào và lão thái thái an cư lạc nghiệp. 

Giờ đây, điều đó đã thực hiện được, ta cũng đã hai mươi tuổi rồi. Ở tuổi này, suy nghĩ của ta đã khác, cảm thấy mình nên tính toán cho nửa đời còn lại.

Ta đã từng nghĩ đến chuyện tái giá, bởi ta gặp được một người thực sự tốt.

Người đó là một tú tài họ Trần, đang dạy học ở trường tư thục mà Tiểu Đào theo học.

Nói cũng thật trùng hợp, Trần tú tài đó chính là chàng thư sinh năm xưa đã đưa cho ta chiếc bánh lúc ta đi chép sách ở tiệm sách.

Cha mẹ chàng đều đã mất, nhà chỉ còn mình chàng. Chàng lại một lòng chỉ lo chuyện thi cử công danh, đến giờ vẫn chưa bàn đến chuyện cưới xin.

Ta nhớ ơn chàng đã cho chiếc bánh ấy, thương chàng côi cút nên thường xuyên làm thức ăn rồi bảo Tiểu Đào mang đến cho chàng.

Hai năm trước, chàng thi trượt một lần, lòng đầy thất vọng. Ta bưng bát đậu hoa đến cho chàng, khuyên nhủ chàng ba năm sau hãy thi lại.

Khi đó, chàng ủ rũ hỏi ta: 

“Nàng nghĩ ta có thể đỗ được sao? Ngay cả kỳ thi hương ta còn không vượt qua nổi.”

“Được chứ, chỉ cần không bỏ cuộc. Những tú tài đã ngoài bốn mươi vẫn còn ôm hy vọng thi đỗ, huống chi chàng tuổi trẻ tài cao, chắc chắn sẽ thành công.”

“Thật ra hôm đó, lúc dự thi hương, ta không được khỏe, lạnh lắm. Nếu sức khỏe ta tốt hơn, có lẽ đã thi đỗ rồi.” Tú tài đỏ hoe mắt.

Ta bảo:

 “Đúng vậy, nên phải chăm chỉ học hành và ăn uống đầy đủ, những gì là của huynh thì cuối cùng sẽ thuộc về huynh.”

Chàng tú tài ngập ngừng: 

“Ngọc Nương, ta nhất định sẽ đỗ. Lần sau ta nhất định sẽ thi đỗ cử nhân. Nếu ta đỗ, nàng… nàng có thể xem xét đến ta chứ?”

“Xem xét gì?”

“Ta… ta muốn cưới nàng làm thê tử. Nhưng giờ chưa thể được, nhà ta chẳng có gì cả…”

“Ta là một góa phụ.”

“Ta không để tâm, Ngọc Nương, ta thật sự không để tâm. Ta thấy nàng tốt, nên muốn cưới nàng, việc nàng là góa phụ chẳng có gì quan trọng.”

Chàng tú tài cuống cuồng giải thích, mặt đỏ tới tận mang tai, ta không nhịn được cười, bảo: 

“Thôi nào, nói những chuyện này làm gì, huynh nên tập trung vào kỳ thi lần tới, đến lúc đó hãy nói tiếp.”

Ta thực ra rất có ấn tượng tốt về chàng tú tài.

6

Sau khi Bùi Nhị Lang trở về, quán đậu hoa vốn đã đông khách lại càng trở nên nhộn nhịp hơn.

Trước tiên là quan huyện đích thân đến ăn, sau đó cả phủ doãn của Châu Đô cũng ngồi xe ngựa đến.

Lúc đó ta mới biết, trong trận chiến biên cương, Bùi giáo úy đã lãnh một nghìn quân, cùng đại tướng quân Trấn Bắc hợp lực tấn công quân địch, chiếm lại huyện Võ Tử từ tay Hồ Man Tử.

Sau đó, hắn tiếp tục dẫn quân tiến sâu vào hậu phương địch, bắt sống hàng nghìn phụ nữ và trẻ em người Hồ. Khi có người đề xuất giữ lại những tù binh này để uy hiếp Hồ Phiên, Bùi giáo úy chỉ nhạt nhẽo đáp: 

“Thừa thãi.”

Tất cả phụ nữ và trẻ em Hồ bị hắn hạ lệnh giết sạch, thiêu hủy không còn một ai.

Lúc đó ai cũng nói Bùi giáo úy quá tàn nhẫn và máu lạnh.

Tin đồn lan đến Kinh thành khiến nhiều quan văn phẫn nộ, cho rằng hành động như vậy chẳng khác gì đám man rợ. Thiên tử hiện tại nổi tiếng nhân từ, Đại Sở từ xưa luôn có chính sách “đầu hàng thì không giết”, huống chi lại là phụ nữ và trẻ nhỏ.

Một thời gian dài, danh tiếng của Bùi giáo úy nổi như cồn, người khen kẻ chê đủ cả.

Sau khi cuộc chiến kết thúc, đại tướng quân Trấn Bắc và lão Vương gia được triệu vào kinh để phong thưởng. Lúc ấy, Bùi giáo úy lại chẳng nhận được chút ân thưởng nào, khiến Trấn Bắc tướng quân phải nhắc nhở hoàng đế rằng, khi thành Phù Bình thất thủ, toàn dân huyện Võ Tử bị tàn sát đều do binh lính Biên Thành nhân từ với một đứa trẻ người Hồ, không ngờ rằng nó lại lợi dụng lòng tốt ấy để đầu độc nguồn nước.

Trên chiến trường, lòng nhân từ chính là tự đặt mình vào thế nguy hiểm, ai dám đảm bảo trong số những phụ nữ và trẻ em kia không có kẻ ẩn chứa mưu đồ?

Không ai hiểu rõ sự xảo quyệt và tàn độc của đám Hồ Man Tử hơn những người trở về từ biên cương.

Lão Vương gia nhắc nhở rằng, thiên tử là vua của muôn dân, phải đảm nhận trách nhiệm cao cả đó.

Nghe vậy, hoàng đế cảm thấy hổ thẹn, lập tức phong Bùi giáo úy làm Vũ Vệ tướng quân, ban thưởng vô số báu vật.

Sau đó, ngài còn triệu Bùi Giáo úy vào cung, muốn ban thêm vinh quang cho gia đình, phong tặng cho nữ quyến trong nhà một tước vị.

Trong nhà Bùi Nhị Lang, ngoài lão thái thái đã cao tuổi, thì cũng chỉ còn ta, góa phụ của nhà họ Bùi.

Người ta khen ngợi ta ở nhà phụng dưỡng lão thái thái, dạy dỗ em chồng, thủ tiết và giữ lễ nghĩa, nên được lấy làm tấm gương mẫu mực.

Thiên tử đang vô cùng hứng thú muốn phong phẩm cáo mệnh cho ta,nhưng Bùi Nhị Lang lại từ chối.

Hắn từ chối…

Hắn thật sự từ chối…

Nghe đồn rằng, sau khi thiên tử hỏi hắn có điều gì mong muốn, Bùi Nhị Lang trả lời: 

“Thần chỉ mong được cởi giáp, trở về quê làm đậu hoa mà thôi.”

Thiên tử nghẹn lời, bởi lẽ hoàng đế thực sự cảm thấy hắn nói chuyện vô cùng nghiêm túc, chẳng hề bận tâm chút nào đến vinh hoa phú quý mà thiên tử ban cho.

Chức quan tam phẩm ở Kinh thành mà lại có người dám từ chối, thật là hiếm có.

Từ khi trở về, Bùi Nhị Lang không mấy khi nghỉ ngơi, những buổi tiệc rượu của quan huyện có thể từ chối, nhưng yến tiệc của phủ doãn tam phẩm hay tuần phủ nhị phẩm thì nhất định phải nể mặt.

Nhìn vào thái độ của họ, ta đoán rằng, tương lai của Bùi Nhị Lang sau này sẽ rộng mở không thể đoán trước.

Phán đoán này chắc chắn không sai, bởi sau đó, khi Hàn tiểu tướng và những người khác đến quán ăn đậu hoa, họ nói với ta rằng, Trấn Bắc tướng quân, Phùng Kế Như, rất coi trọng Bùi Nhị Lang và còn có ý định gả con gái cho chàng.

Phùng gia ở Kinh thành là một gia tộc quyền quý thật sự, còn là thân thích của hoàng thất.

Phùng Kế Như không chỉ là huynh trưởng của Phùng Quý Phi trong cung, mà còn là cữu cữu ruột của Khang vương điện hạ. Hơn nữa, ông ta còn là cháu họ của Hoàng thái hậu hiện tại.

Phùng gia có ba tiểu thư chưa xuất giá, và Phùng tướng quân có ý định gả cô con gái nhỏ cho Bùi Nhị Lang, ý nghĩa trong chuyện này đã rõ ràng.

Bùi tướng quân thực sự là người sắp đứng trên đỉnh cao danh vọng.

Nghe thế, ta không khỏi tò mò hỏi Hàn tiểu tướng:

 “Cô nương Phùng gia là người như thế nào?”

“Tiểu thư của thế gia, dĩ nhiên là tốt rồi, chỉ là nghe nói vì là con gái cưng của chính thất, nên được nuông chiều từ nhỏ, tính tình có chút kiêu ngạo.”

Hàn tiểu tướng nói xong, liếc mắt nhìn xung quanh rồi hạ giọng nói với ta:

“Nhưng tẩu tử yên tâm, tiểu thư Phùng gia dù có kiêu ngạo, nhưng trước mặt tướng quân chúng ta thì không thể tỏ vẻ được.”

“ Nghe nói khi tướng quân lần đầu đến Phùng gia, Phùng tiểu thư nghe tin phụ thân định gả nàng cho tướng quân, liền định chơi trò hạ mã uy để thử lòng tướng quân.”

“ Nhưng kết quả là tướng quân chẳng hề để ý tới nàng, ngược lại, Phùng tiểu thư sau khi gặp tướng quân thì ngẩn người, từ đó ít khi ra ngoài, nghe nói chỉ ở nhà thêu thùa tu dưỡng tính tình.”

Hàn tiểu tướng nói xong, vẻ mặt đầy đắc ý, ta cũng gật đầu đáp:

“Nhị thúc nhà ta xuất thân hàn vi, dù có kết duyên cùng danh môn khuê tú, cũng không thể để người ta coi thường được, như thế thì thật tốt.”

“Không có chuyện đó đâu, ngài ấy là Bùi Ý, người đã dám lãnh đạo một ngàn binh mã vượt qua sông Hồng Hà và núi Lục Sơn, tự mình quyết định hạ lệnh tàn sát hàng ngàn phụ nữ và trẻ nhỏ Hồ tộc. Khí phách ấy, ai mà dám khinh thường.”

Dù biết quyết định đó của Bùi Nhị Lang là đúng đắn, nhưng nghe Hàn tiểu tướng nhắc lại, lòng ta vẫn có chút trĩu nặng, không khỏi cảm thấy ngổn ngang.

 Bùi gia nhị thúc, quả thực là một người tâm cơ lạnh lùng.

Tuy vậy, dù Nhị thúc có tàn nhẫn đến đâu, hắn vẫn là Nhị thúc của Bùi gia. Trước khi ngài thành gia lập thất, mọi việc trong gia đình vẫn phải do ta, người góa phụ trong nhà, đảm đương.

Ví như lần này, Nhị thúc trở về, ngoài bộ giáp và chiếc áo lót trên người, hắn không mang theo bất kỳ món đồ nào khác.

 Khí hậu biên cương rất lạnh, nhưng Kinh thành và Châu Đô  chưa lạnh đến mức đó. Sáng sớm và chiều tối vẫn cần mặc áo lót, nhưng giữa trưa thì đã thấy nóng nực. Huống hồ, Nhị thúc hiện giờ không thể thiếu những buổi tiệc do các quan lớn tổ chức. 

Vì vậy, ta liền tranh thủ đi đến tiệm vải chọn vài xấp vải tốt, định may cho hắn mấy bộ áo dài.

Ngày trước, ta luôn tự quyết định theo ý mình, nhưng nay hắn đã về, ta không thể không hỏi ý kiến. Đợi đến tối, khi ta ngồi dưới ánh đèn may túi đệm bằng da cừu, bỗng nghe thấy tiếng động từ sân sau, rồi có tiếng Tiểu Đào hỏi:

“Nhị ca, huynh lại uống rượu rồi à?”

“Ừ.” Bùi Nhị Lang đáp nhẹ.

Tiếp theo là tiếng bước chân càng lúc càng gần, cửa phòng bên cạnh khẽ mở ra.