Skip to main content
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
blank
Xin chào
Cổ Đại MỐI DUYÊN TRỜI ĐỊNH Chương 2 MỐI DUYÊN TRỜI ĐỊNH

Chương 2 MỐI DUYÊN TRỜI ĐỊNH

7:02 sáng – 24/12/2024

5

Năm thứ ba ở Ung Châu, triều đình rốt cuộc cũng điều binh từ Trung đô ra Bắc, quyết tâm đánh lui quân Di khỏi Biên Hà Quan.

Không giống những trận nhỏ lẻ trước đây, Bắc quân giữ biên cương lần này phải phối hợp cùng triều quân, thực hiện một trận chiến sinh tử. Điều này cũng đồng nghĩa, thương vong của Bắc quân tương lai sẽ không còn là con số nhỏ nữa.

Tin tức nhanh chóng được truyền vền hưng còn nhanh hơn cả, chính là thư của Ninh Vân Chi. Chàng như đoán trước nỗi lo lắng của ta, nên trong thư đặc biệt dặn dò:

“Chiếu Doanh, đừng lo lắng. Ta có người để nhớ mong, nhất định sẽ toàn mạng trở về, ta hứa với nàng.”

“Đợi ta trở về, chúng ta thành hôn, được không?”

Ta vừa hồi âm, chỉ vài ngày sau lại nhận được thư khác.

“Chiếu Doanh, tam tòng tứ đức chỉ là lời thế nhân bày ra để lừa gạt nữ nhi. Nếu ta chết, vị hôn phu của nàng chết… nàng đừng chịu cảnh thủ tiết, hãy tìm một nam tử tốt mà gả đi.”

“Nhưng nàng không gả cũng không sao. Bắc địa cởi mở, không bó buộc nữ tử. Nếu có kẻ ép nàng thủ tiết hay tái giá, nàng cứ đi lên phía Bắc. Ở thành Yến Bắc có một người là Hồ đại nương, bà ấy nghĩa hiệp lại đáng tin, nàng có thể tìm bà giúp đỡ.”

“Đây là số bạc ta tích góp bao năm, nàng hãy giữ lấy để phòng thân.”

Kèm theo thư là một tờ ngân phiếu ba mươi lượng.

Ta còn chưa kịp đưa tay lấy ngân phiếu, mắt đã nhòa lệ. Cắn răng định vò nát lá thư, nhưng cuối cùng lại chẳng có sức, chỉ biết hậm hực cầm bút viết hồi âm:

“Được thôi, nếu chàng chết, ta sẽ tìm người khác mà gả.”

“Ba mươi lượng bạc này, coi như là sính lễ đi!”

Viết xong, nhìn lại nét chữ đậm đến hằn cả trang giấy, ta lại thấy không ổn, vò thư thành một nắm rồi ném đi. 

Vì có mắng, chẳng bằng mắng thẳng vào mặt chàng mới hả dạ.

—————————-

Xuân qua thu tới, nửa năm đã trôi qua, quân đội xuất chinh khỏi thành Yến Quan, không còn thư từ gì gửi về nữa.

Hôm ấy, ta đang giúp tính sổ sách ở hiệu gạo, Tiểu Mãn bỗng chạy vào hớt hải, kéo tay ta mà hét:

“Tam thúc về rồi! Tổ mẫu bảo người mau về nhà kìa!”

Ninh Vân Chi… đã trở về rồi sao?

Tim ta chợt đập dồn dập, nhớ lại lời bá mẫu từng bảo: chàng giống đại lang, nhưng cao hơn, mắt mày lại sắc sảo hơn.

Ta từng tưởng tượng dáng vẻ của chàng qua hình bóng đại lang, nhưng ba năm nơi biên cương, hẳn đã chẳng còn như lời bá mẫu tả nữa.

….

Từ hiệu gạo về đến Ninh gia, quãng đường ngắn ngủi mà nay như dài vô tận. Khi bước qua cổng viện, từ xa ta đã thấy một nam tử cao lớn đứng giữa đường, đang nói chuyện với bá mẫu và đại lang.

Ta suýt nữa không nhịn được mà gọi tên chàng, nhưng lại thấy bá mẫu bất ngờ vung một cú đấm lên vai chàng. Ngay khi ấy, giọng nói tức tối của chàng vọng đến tai ta:

“Hôn ước gì chứ? Ta không nhận! Thê tử của ta chỉ có Hoa Nga mà thôi!”

6

Ta vội đưa tay che tai Tiểu Mãn, không muốn con bé nghe thấy những lời tranh cãi trong phòng.

Bên trong, giọng nói của nam nhân tràn đầy bực tức:

“Mọi người chẳng phân biệt đúng sai, liền ép con nhận một vị hôn thê. Ai biết nàng là người thế nào? Nếu diện mạo như Vô Diệm, con cũng phải cưới sao? Lòng dạ hiểm độc, con cũng phải cưới sao? Đại ca của con được tự chọn thê tử, cớ gì đến con lại không được quyền quyết định?”

(*”Vô Diệm” nghĩa là “không có nhan sắc” hoặc “không có vẻ đẹp quyến rũ.”

Theo mô tả trong các tài liệu cổ, bà có dung mạo không nổi bật, thậm chí được xem là xấu xí. Bà là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử và văn hóa Trung Quốc, biểu tượng cho nhan sắc không mấy hấp dẫn nhưng trí tuệ và tài năng xuất chúng. Tên đầy đủ của bà là Trung Lệ Xuân (钟离春), còn được gọi là Vô Diệm Quân. Bà sống vào thời Chiến Quốc, trong nước Tề, dưới thời vua Tề Tuyên Vương (齊宣王).* )

Bá mẫu tức đến run rẩy cả người.

“Ta há nào phải hạng người bảo thủ cố chấp? Nếu con và Chiếu Doanh thật sự không có duyên, ta có thể nhận nó làm nghĩa nữ, tìm cho nó một mối hôn sự tốt khác. Nhưng ngàn vạn lần không thể để Chiếu Doanh chờ con ba năm, rồi con lại quay về để cưới người khác như thế được!”

Giọng nam nhân thoáng thêm phần phiền chán:

“Con đã nói là không nhớ gì cả! Dẫu con có thật sự từng thư từ qua lại với nàng, cũng chỉ là đùa bỡn. Nếu thật lòng, sao con có thể quên mất được?!”

Ta lặng người đứng bên ngoài, nghe rõ từng lời.

Ba tháng trước, trên chiến trường, Ninh Tam Lang bị quân Di dùng bổng sói đánh trúng đầu. Tỉnh lại, ký ức về những năm tháng tòng quân dường như bị xóa sạch.

Hắn quên đi những lá thư chúng ta từng trao đổi, quên lời hẹn khi về sẽ cưới ta làm thê.
Hắn yêu nữ y sĩ đã chăm sóc mình tại Nhạn Bắc thành – Hoa Nga.

Giờ đây, khi trở lại phương Nam, hắn mang Hoa Nga cùng về, chỉ chờ bẩm báo mẫu thân để rước nàng vào cửa.

“Dù thế nào đi nữa, thê tử của con chỉ có thể là Hoa Nga.”

Ninh Tam Lang dường như không muốn tranh cãi thêm với bá mẫu, liền buông một câu nặng nề:

“Nếu người đàn bà kia cứ muốn gả cho con, vậy chỉ có thể làm thiếp. Mẫu thân, người tự quyết định đi!”

Nói đoạn, hắn bước ra khỏi phòng và bất ngờ đối diện với ta.

Tiểu Mãn đã được ta khéo léo sai rời đi từ trước, nên lúc này chỉ còn ta đứng dưới mái hiên.

Ninh Tam Lang nhìn ta từ trên xuống.

“Ngươi chính là Chu Chiếu Doanh?”

Ta khẽ gật đầu, đồng thời cũng thấy rõ diện mạo của hắn.

Hắn chẳng giống đại lang chút nào. Đại lang dáng người chất phác, làn da trắng trẻo, còn Ninh Tam Lang cao lớn, da ngăm đen, nét mặt góc cạnh sắc bén. Trên cằm hắn còn có một vết sẹo nhạt nhòa, tựa như minh chứng của những trận chiến khốc liệt nơi biên thùy.

“Những gì vừa nói, ngươi đều nghe thấy?”

Ninh Tam Lang nhíu mày, giọng nói còn vương sự hằn học khi nãy:

“Như ngươi đã thấy, ta đã có người trong lòng. Hôn sự giữa ta và ngươi chấm dứt tại đây, đừng dây dưa thêm!”

Nói rồi, hắn bước ngang qua ta, ta vô thức gọi hắn lại. Hắn quay đầu, giọng nói ngập tràn mất kiên nhẫn:

“Còn chuyện gì nữa?”

Ngón tay ta chạm đến chiếc túi thơm bên hông.

Bên trong có một viên đá sắc màu từ Bắc địa, thứ mà Ninh Vân Chi từng gửi kèm theo bức thư thứ hai cuối cùng. 

Khi ấy, hắn viết rằng đêm đầu tiên đến Bắc địa, viên đá này bất ngờ xuất hiện trong đống chăn gối của hắn, tựa như định mệnh đã an bài.

“Nay ta thân mang chí mỏng, tạm dâng vật này thay sính lễ. Khi chúng ta thành thân, ta sẽ đưa nàng đến cố hương của viên đá, cũng là nơi mẫu thân nàng từng sinh ra và lớn lên. Ý nàng thế nào?

Từng lời chữ vẫn còn vẹn nguyên trong trí nhớ.

Ta hít sâu một hơi, nhìn nam nhân trước mặt, trên khuôn mặt vẫn vương nét cau có.

“Thưa Ninh công tử, tiểu nữ có thể thỉnh một câu không?”

Hắn lạnh lùng đáp:

“Hỏi đi.”

Ta mím môi, rồi nhẹ nhàng hỏi:

“Giả như công tử sắp ra trận, viết thư cho vị hôn thê nơi quê nhà, liệu có nhắc rằng nếu chẳng may công tử tử trận, nàng không cần giữ lễ mà nên tái giá sớm không?”

Ninh Tam Lang buột miệng đáp ngay, không chút do dự:

“Sao có thể như vậy?! Vị hôn phu mất, dẫu nàng tái giá cũng phải để tang đủ ba năm! Làm sao ngươi có thể hỏi một câu vô liêm sỉ như thế?!”

7

Lời nói của Ninh Tam Lang nặng nề và lạnh nhạt, không chút khách khí. Thế nhưng, trong lòng ta lại như có một tảng đá lớn vừa rơi xuống, nhẹ nhõm lạ thường.

Hắn không phải là người đã viết thư cho ta, người mà ta đã quen gọi là Ninh Tam Lang. Dẫu có mất trí nhớ, phẩm cách của một con người sao có thể đổi thay đến thế?

Người từng viết rằng: “Tam tòng tứ đức chẳng qua là lời lẽ thế nhân bày ra để ép buộc nữ tử mà thôi,” dẫu có quên ta, dẫu có đem lòng yêu kẻ khác, cũng quyết không thể buông lời khắc nghiệt với nữ tử, càng không thể hạ nhục vị hôn thê của mình như vậy.

Từ khi quen biết, lời nặng nề nhất hắn từng nói với ta, chẳng qua cũng chỉ là: “Ngươi tâng bốc quá mức rồi.”

Ta khẽ cười, khép nép nói:

“Là ta đường đột, vậy thì cứ như lời công tử, hôn sự của ta và công tử từ đây hủy bỏ, mọi ràng buộc chấm dứt tại đây.”

Dứt lời, ta không ngoái nhìn thêm, lặng lẽ xoay người bước vào sảnh.

Bên trong, Ninh bá mẫu ngồi trên ghế khắc mây, sắc mặt tái nhợt, tức đến rơi lệ. Thấy ta, bà càng thêm bối rối, thẹn thùng mà nghẹn ngào: 

“Chiếu Doanh, là bá mẫu có lỗi với con, lại nuôi ra một kẻ hồ đồ như vậy… Khụ, khụ khụ…”

Ta vội vàng rót một chén trà nóng, quen thuộc mà nhẹ nhàng vỗ lưng bà: 

“Bá mẫu, xin người chớ phiền lòng. Thật ra, ta vốn không dám nói thật với người. Ta và Tam Lang, dù thường xuyên thư từ qua lại, cũng chỉ giống như huynh muội. Nay huynh ấy đã có người trong lòng, ta chỉ mong huynh ấy được toại nguyện.”

Ninh bá mẫu thoáng ngỡ ngàng, vội hỏi lại: 

“Thật vậy sao?”

Đương nhiên là không phải sự thật. 

Ta và Ninh Vân Chi, trong thư đã từng hẹn ước cả đời. Nhưng giờ ta chưa thể chắc chắn người viết thư cho ta có phải hắn hay không, chỉ đành nói mập mờ để an ủi bá mẫu.

“Là thật.”

Dỗ dành bá mẫu xong, ta gần như chạy tới trạm tín thư, tìm vị dịch sứ từng giúp ta viết tên Ninh Vân Chi năm xưa. Nào ngờ lại được thông báo rằng ông đã về quê thăm nhà, phải đến tháng sau mới trở lại.

Ta không cam lòng, cố gặng hỏi: 

“Vậy, lão trượng có biết trong thành Ung Châu, những gia đình họ Ninh nào có nam nhân từng lên Bắc Địa tham gia trại Hổ Uy không?”

Lão trượng bận rộn đến đổ mồ hôi, chẳng buồn ngẩng đầu lên:

“Họ Ninh ở Ung Châu đông đúc, không đến trăm hộ thì cũng mấy chục. Nhưng trong trại Hổ Uy thì chỉ có nhà ở ngõ Hoài Thụ thôi.”

Ngõ Hoài Thụ, chính là nơi ta đang ở.

Ta không ngại xấu hổ, mặt dày hỏi thêm: 

“Vậy xin hỏi, Ninh gia Tam Lang, tên gọi đầy đủ là gì, viết như thế nào?”

Lão nhân đáp bâng quơ: 

“Ninh Vân Chí, chí của thanh vân chí thượng.”

Ninh Vân Chí…

Thì ra là như vậy. 

Hóa ra hắn và Ninh Vân Chi chỉ cách một nét bút, mà cũng cách cả một đời duyên phận.

Ta cúi người cảm tạ rồi lặng lẽ quay về.

…..

Gió mưa sắp đến, trong phòng nặng nề oi bức. Ta mở cửa sổ, lấy chiếc hòm từ dưới giường ra. Bên trong là từng phong thư mà Ninh Vân Chí gửi cho ta, chất đầy kín đáy.

Rút ngẫu nhiên một bức, ta mở ra đọc.

“Bắc địa hôm qua đổ trận đại tuyết. Đêm đến, cành cây không ngừng bị tuyết đè gãy, tiếng động làm ta trằn trọc khó ngủ. Cùng doanh trại cũng có người thức, chúng ta ngồi kể chuyện tuổi thơ. Người ấy quê ở Dương Quan, đồng hương với mẫu thân nàng. Ta bạo dạn học được vài câu dân dao xứ ấy.”