8
Ta trở về phủ, vào thăm tổ mẫu.
Đến buổi tối, tin tức lan truyền khắp kinh thành rằng bệnh tình của lão phu nhân phủ Tĩnh An Hầu lại chuyển biến xấu.
Nguyên nhân được lan truyền là do Thái tử đến thăm bệnh nhưng lại mang theo Giang Tâm Nguyệt, khiến lão phu nhân tức giận mà bệnh tình tái phát.
Ngay lập tức, câu chuyện trở thành đề tài bàn tán ở khắp trà quán, tửu lâu.
Ta ngồi yên trong phủ, nghe tiếng gió mưa bên ngoài, thảnh thơi chăm sóc hoa cỏ.
Cho đến khi Thanh Hà đến báo:
“Hiện tại, dân chúng đang bàn tán rằng Thái tử cố ý mang theo Giang Tâm Nguyệt đến phủ để làm nhục phủ Tĩnh An Hầu, cố tình ép buộc, khiến bách tính phẫn nộ, đều bênh vực cho tiểu thư.”
Ta nhẹ nhàng đặt kéo xuống, thời cơ đã đến.
Tổ mẫu mặc triều phục, đích thân vào cung, quỳ trước điện Càn An, tự nhận Thẩm hia phúc mỏng, không xứng kết thông gia với Hoàng gia, xin Hoàng thượng thu hồi thánh chỉ và chọn người khác phù hợp hơn cho Thái tử.
Ta cũng theo sau tổ mẫu, quỳ bên cạnh bà.
Những cung nữ, thái giám và các vương công đại thần đi qua đều nhìn thấy cảnh tượng này: hai bà cháu Thẩm gia quỳ dưới bậc thềm bạch ngọc, nơi có hàng chục tầng đá trắng trải dài.
Phủ Tĩnh An Hầu giờ đây chỉ còn lại hai bà cháu ta.
Những người nhìn thấy cảnh này không khỏi thở dài tiếc nuối, liên tưởng đến chiến công oanh liệt ngày trước và sự tủi nhục hiện tại của Thẩm gia.
Cuối cùng, Hoàng thượng hạ chỉ chấp thuận thỉnh cầu của phủ Tĩnh An Hầu. Hoàng thượng còn ban thưởng vạn lượng vàng và vạn mẫu ruộng tốt.
Chuyện này đã gây xôn xao khắp kinh thành, nếu kéo dài thêm, toàn bộ hoàng thất sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ.
Phủ Tĩnh An Hầu chủ động xin từ hôn chính là lối thoát tốt nhất, giúp hoàng gia kịp thời giảm thiệt hại.
Ta đỡ tổ mẫu đứng dậy, đi trên con đường trong cung, ngẩng đầu nhìn những mái ngói xanh và tường đỏ bao quanh, cảm thấy bức bối. Chỉ có thế giới bao la bên ngoài mới khiến ta thấy thoải mái.
Khi lên xe ngựa, ta kéo rèm xuống, dựa vào tổ mẫu, khẽ nói: “Hoàng hậu và Thái tử đều mong chúng ta chủ động từ hôn, nhưng không ngờ lại là tình cảnh hôm nay.”
Bọn họ mong ta nhẫn nhịn, âm thầm nhường bước để giảm thiểu tác động của sự việc, chứ không phải làm cho mọi chuyện trở nên rầm rộ như thế này.
Tổ mẫu nắm tay ta, trầm giọng nói: “Con cháu Thẩm gia, dù là nam hay nữ, đều có khí phách, không phải loại người chịu nhục mà nuốt xuống.”
Sau hôm nay, danh tiếng của Thái tử sẽ bị tổn hại nặng nề, dần mất lòng người.
Hoàng thượng hạ thêm một chỉ dụ, ra lệnh cho Thái tử tĩnh tâm suy ngẫm trong sáu tháng, không cần tham gia triều chính.
Đây chính là một hình thức cấm túc.
Ta dần dần rút lui khỏi tầm mắt của mọi người. Hoàng thượng ban vàng và ruộng đất, thể hiện lòng an ủi, cũng là để làm dịu đi sự việc.
Sự hiện diện của ta lúc này chỉ làm cho tin đồn ngày càng lan rộng, điều mà Hoàng thượng không muốn thấy.
Ta quyết định rời kinh, đến điền trang kiểm tra sổ sách, và ở lại biệt viện bên ngoài kinh thành một thời gian để tránh đi sự chú ý.
Trước khi rời đi, ta gặp Tứ hoàng tử ở cổng thành. Chúng ta chỉ trao nhau một ánh nhìn rồi vội vàng lướt qua.
Ta mang theo một số gia nhân và quản gia đến điền trang. Mỗi ngày kiểm tra sổ sách, ghi chép những việc nhỏ nhặt, cuộc sống trôi qua cũng khá nhanh chóng.
Thoắt cái đã một năm.
Nghe nói trong thời gian Thái tử bị cấm túc, Tứ hoàng tử rất được sủng ái, Hoàng thượng giao cho ngài nhiều trọng trách quan trọng, đặc biệt là quản lý Phong Lâm Vệ bảo vệ kinh thành.
Ngài còn đưa ra nhiều chính sách có lợi cho quốc gia, được triều đình khen ngợi.
Khi Thái tử hết thời gian cấm túc, uy thế của ngài đã không còn như xưa, còn bị Tứ hoàng tử vượt mặt, Hoàng thượng cũng nhiều lần tỏ ra không hài lòng với Thái tử, lạnh nhạt với hắn.
Triều đình, vì những sự việc trước đây, đã nghi ngờ năng lực làm Thái tử của hắn, công khai chỉ trích.
Cùng lúc đó, Thái tử tổ chức yến tiệc, vốn muốn lấy lại uy tín, nhưng lại bị lộ ra một bê bối kinh hoàng.
Trong tàng thư các của Đông Cung, người ta phát hiện bức họa của phu nhân Đại lý Tự khanh, khiến tin đồn Thái tử có ý đồ với thê tử của thần tử lan truyền khắp nơi.
9
Nghe nói hôm ấy tại bữa tiệc, có người say rượu vô tình đi lạc vào tàng thư các của Đông Cung, làm đổ giá nến.
Mọi người vội vàng dập lửa, di chuyển các đồ vật ra ngoài, không ngờ bức tranh lại lộ ra trước mắt mọi người.
Đó chính là bức tranh do Thái tử tự tay vẽ.
Thái tử biện minh rằng bức họa đó là chân dung của Giang Tâm Nguyệt, nhưng ai cũng rõ ràng thấy thời gian ký tên ở cuối bức tranh là vài năm trước, khi ấy Thái tử vẫn chưa quen biết Giang Tâm Nguyệt.
Rõ ràng, người trong bức tranh không phải là Giang Tâm Nguyệt, mà là phu nhân của Đại lý Tự khanh, Cố Cẩm Thư.
Cố Cẩm Thư là con gái của Vĩnh An Bá, từ nhỏ đã lớn lên trong cung, có thể coi là thanh mai trúc mã với Thái tử.
Nhưng ngày xưa, nàng vội vã được hứa gả cho Đại lý Tự khanh, đó là do Hoàng hậu chỉ hôn.
Nay nghĩ lại mới rõ, nàng chính là người Thái tử yêu mà không thể có được thuở thiếu thời, và đã trở thành ánh trăng sáng trong lòng hắn.
Cuộc hôn nhân giữa Thái tử và Giang Tâm Nguyệt ở dân gian có lẽ chỉ là để bù đắp cho nỗi tiếc nuối ấy.
Còn sự thiên vị sau này dành cho Giang Tâm Nguyệt, cũng có lẽ là bởi trong nàng ta thấp thoáng hình bóng của Cố Cẩm Thư.
Chuyện cũ này của Đông Cung bị phơi bày trước công chúng chắc chắn là tác phẩm của Tứ hoàng tử.
Sau đó, nhiều lão thần lần lượt dâng sớ, chỉ trích Thái tử vô tài vô đức, yêu cầu phế truất hắn và chọn một người tài đức khác làm Thái tử.
Trong triều có rất nhiều người hưởng ứng, ngôi vị Đông Cung lúc này lung lay dữ dội. Ai ai cũng nghĩ rằng triều đình sắp có sự thay đổi lớn, và Tứ hoàng tử đang ở vào thời điểm đắc ý nhất.
Thế nhưng, vài ngày sau, Kỷ Tướng quân trở về triều, nhiều lần tiến cử Thái tử, khiến cho phong trào phế truất dần lắng xuống, những lời đồn thổi cũng từ từ tan biến.
Kỷ Tướng quân là cữu cữu ruột của Thái tử, mà Kỷ gia chính là gia đình thân mẫu của Hoàng hậu.
Nửa tháng sau, trang viên của ta đón một vị khách quý, không ai khác chính là Tứ hoàng tử.
Lần này, ngài tự mình đến gặp ta, còn ta thì ung dung ngồi ở vị trí chủ nhân.
“Tứ điện hạ, đã lâu không gặp.” Ta nhẹ nhàng phất tay, lập tức có thị nữ dâng trà nóng.
Ngài mặc áo choàng sang trọng như thường lệ, nhưng lần này lại lộ ra vẻ lo lắng, không còn sự ung dung tự tại như lần gặp trước.
“Ngươi dường như đoán được ta sẽ đến tìm ngươi?” Ánh mắt ngài lóe lên sự dò xét.
Ta mỉm cười: “Tất nhiên, vì ta đã nói sẽ giúp điện hạ một tay mà.”
“Muốn động đến ngôi vị Thái tử, trước hết phải nhổ bỏ Kỷ gia.” Giọng ngài chứa đầy sự tàn nhẫn.
Ta từ từ đứng dậy, bước tới bên cạnh ngài, khẽ nói: “Vậy thì hãy dọn dẹp tảng đá chắn đường đó đi.”
Ngài có vẻ kinh ngạc trước tham vọng và sự táo bạo của ta, rồi chậm rãi cúi đầu nói: “Ta chưa có đủ bằng chứng để lật đổ Kỷ gia.”
Ta nhìn thẳng vào mắt ngài, cất giọng dứt khoát: “Phụ thân và ca ca ta đã bỏ mạng ở Thanh Dương quan, chính là do Kỷ gia mưu hại. Chậm trễ trong chiến lược, bè phái tư lợi, hãm hại trung thần, độc chiếm chiến công… Những tội danh này đã đủ chưa?”
Tứ hoàng tử sững sờ, vẻ mặt đầy kinh ngạc nhìn ta.
Mối quan hệ giữa ta và Thái tử không chỉ đơn thuần là những cuộc xích mích về hôn sự và sự nhục mạ. Giữa ta và nhà ngoại của Thái tử còn có mối thù sinh tử không thể hóa giải.
10
Tứ hoàng tử chỉ ở lại trang viên nửa ngày rồi vội vàng rời đi.
Khi Thái tử nghĩ rằng ngôi vị của mình đã vững chắc, cục diện kinh thành lại thay đổi.
Kỷ Tướng quân bị buộc tội tham ô quân lương, sử dụng hàng hóa kém chất lượng, và hai người con của Kỷ gia bị tố cáo cướp đoạt ruộng đất, gây ra án mạng… Đây là mồi lửa do Tứ hoàng tử thả ra.
Ban đầu, Kỷ gia không để những chuyện này vào mắt, cho rằng vẫn còn cơ hội để xoay chuyển tình thế.
Nhưng khi ta và tổ mẫu gõ trống đăng văn, sự việc đã trở nên nghiêm trọng hơn.
Ta và tổ mẫu quỳ trước cổng cung, ta cầm bản cáo trạng, lớn tiếng kêu oan về trận chiến Thanh Dương quan, rằng Kỷ Tướng quân đã chậm trễ việc chi viện, khiến phị thân và ca ca ta chết oan, xin Hoàng thượng trừng trị kẻ gian.
Ta kêu lên từng tiếng, cho đến khi dân chúng vây quanh chúng ta, từ ngạc nhiên chuyển sang phẫn nộ.
Sau đó, cổng cung mở ra, thái giám thân cận của Hoàng thượng tuyên chỉ cho chúng ta vào cung.
Ta quỳ trong đại điện lộng lẫy, đối mặt với các triều thần, ta không hề sợ hãi, đặc biệt là khi đối diện với ánh mắt đầy áp lực và sát khí của Kỷ Tướng quân, ông ta quát mắng ta vu khống đại thần triều đình, và rằng đó là tội lớn.
Ông ta đe dọa, nhưng ta càng ngẩng cao đầu, thẳng lưng.
Có những món nợ, dù đã kéo dài nhiều năm, cuối cùng vẫn phải được thanh toán.
Ta cúi người hành lễ với Hoàng thượng, nói:
“Thần nữ xin Hoàng thượng đòi lại công bằng cho cha và anh thần.
Năm đó, phụ thân và ca ca thần cầm quân chống lại kẻ thù ở tiền tuyến, hai bên giao chiến khốc liệt tại Thanh Dương quan, phụ thân và ca ca thần thề chết giữ thành.
Nhưng Kỷ Tướng quân, thân là chi viện, lại cố tình chậm trễ, lợi dụng binh lực của phụ thân và ca ca thần để tiêu hao kẻ thù.
Họ đã chiến đấu đến phút cuối cùng, khi quân địch đã kiệt sức, Kỷ Tướng quân mới xuất binh, dễ dàng giành chiến thắng và độc chiếm công lao.
Bề ngoài, họ chết dưới tay quân địch, nhưng thực tế, họ bị đồng đội tính kế hại chết. Thiên hạ ngợi khen lòng trung dũng của họ, nhưng ít ai biết rằng đó là một sự hy sinh có thể tránh được.”
“Ngươi nói năng bậy bạ, hoàn toàn vô căn cứ! Hôm ấy trời tuyết phong tỏa đường đi, quân của ta bị kẹt lại trên đường, không phải cố ý chậm trễ…” Kỷ Tướng quâ lớn tiếng phản bác.
“Thần có nhân chứng. Phó tướng do phụ thân thần phái đi cầu viện năm đó vẫn còn sống.” Ta dõng dạc nói, khiến mọi người xôn xao bàn tán.
Hoàng thượng giơ tay ra hiệu: “Truyền.”
Khi người đó bước vào điện, Kỷ Tướng quân lập tức biến sắc.
Ông quỳ xuống hành lễ:
“Bẩm Hoàng thượng, năm đó cha con Thẩm tướng quân kiên cường bảo vệ Thanh Dương quan, nhưng chi viện mãi không đến.
Thần được lệnh dẫn một nhóm nhỏ đến chỗ Kỷ Tướng quân cầu viện, nhưng ông ta từ chối xuất binh, lệnh cho quân đội ở nguyên vị trí, còn ra lệnh giết thần.
Thần liều mạng trốn thoát, rơi xuống vách núi và may mắn sống sót.
Sau khi tỉnh lại, ta nghe tin cha con Thẩm tướng quân đã mất mạng, còn Kỷ Tướng quân giành được chiến thắng trở về.
Thần phải ẩn danh sống qua ngày hơn mười năm, chỉ để chờ đợi cơ hội phơi bày sự thật, xin Hoàng thượng trừng trị kẻ gian, trả lại công bằng cho phủ Tĩnh An Hầu.”
Sắc mặt Hoàng thượng tối sầm, ánh mắt ông đầy sự xét đoán khi nhìn về phía Kỷ Tướng quân.
Nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Ta bình tĩnh thưa:
“Hoàng thượng, thần nữ còn có vật chứng muốn dâng lên, đó là thư tay của Kỷ Tướng quân, có đóng dấu riêng, lệnh cho Thái thú Bành Thành không được xuất binh cứu viện Thanh Dương quan.”
Ông ta không chỉ cố thủ quân đội, mà còn cắt đứt mọi chi viện có thể đến. Bành Thành cách Thanh Dương quan không xa, cũng có lực lượng đóng quân. Nếu khi đó họ có thể xuất binh, phụ thân và ca ca ta đã có cơ hội sống sót.
Hoàng thượng sau khi xem qua bức thư, giận dữ nói: “kỷ Tướng quân, ngươi còn gì để nói?”
Các triều thần, không ai bảo ai, đều quỳ rạp xuống.
“Người đâu, bắt lại!”
Chứng cứ rõ ràng, Kỷ Tướng quân không thể nói thêm lời nào. Ông ta đã bị cấm vệ bắt giữ.
Khi ra khỏi cung, ta và tổ mẫu dựa sát vào nhau. Bà ngồi trên xe ngựa, không kìm được nước mắt.
Bà nắm tay ta, ánh mắt tràn đầy sự mãn nguyện: “Con đã làm được, đã trả thù cho họ rồi…”
Thánh chỉ truy phong đã được ban xuống.
Trước từ đường của phủ Tĩnh An Hầu, ta quỳ trên chiếu, nước mắt không ngừng tuôn rơi, nghẹn ngào nói:
“Phụ thân và ca ca ở trên trời có linh thiêng, chắc hẳn đã nhìn thấy rồi. Con đã trả thù cho hai người. Mười mấy năm nay, nỗi uất ức đè nặng trong lòng con, giờ đây tảng đá ấy đã rơi xuống, lòng con cuối cùng cũng được thanh thản.”
Khi bước ra khỏi từ đường, ta cảm thấy một sự nhẹ nhõm mà lâu nay chưa từng có.