Skip to main content
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
blank
Xin chào
Cổ Đại TA BÁN BÁNH BAO NHÂN THỊT Ở BIÊN CƯƠNG Chương 5 TA BÁN BÁNH BAO NHÂN THỊT Ở BIÊN CƯƠNG

Chương 5 TA BÁN BÁNH BAO NHÂN THỊT Ở BIÊN CƯƠNG

6:59 sáng – 18/12/2024

“Chính là ta, Tần Linh Nguyệt, phu nhân của Dung Ôn, họa sư đệ nhất kinh thành, người bị ngươi giam ba năm, làm nhục đến chết.”

Nguyên Hoài nằm bất động trên giường, hàng mi run rẩy, ánh mắt đầy vẻ bi thương nhìn ta.

Hoa Dương bàng hoàng không tin: “Sao ngươi còn sống… Sao ngươi lại cùng Tây Lương  hợp tác?”

“Ta bán bánh ba năm nơi biên ải, khuôn mặt nào cũng từng thấy, tin tức nào cũng rõ. Ta và Văn Trác quen biết hai năm, mưu đồ hai năm, chỉ chờ ngày hôm nay, lấy đầu Hoa Dương ngươi, tế cho phu quân chết oan của ta!”

Văn Trác ngửa mặt cười lớn: “Nếu không nhờ Tam nương tặng ta binh đồ, đêm nay đâu dễ thắng lợi như thế này.”

Hắn quay lại vỗ vai ta: “Hai năm nay khổ cực ngươi rồi. Ngoài cái mạng công chúa, ngươi còn muốn gì, cứ nói ra.”

“Ta không cần gì cả, ngoài mạng của nàng.”

Ta rút dao mổ heo, dí vào mặt Hoa Dương.

“Ba năm qua, mỗi khi ta giết heo, trong đầu đều nghĩ đến ngươi. Ta đã nghĩ, sẽ có một ngày, đem ngươi đặt lên thớt, dùng con dao sắc nhất, lột da, lọc xương. Ngươi cao quý từ lúc sinh ra, xương cốt ắt phải trắng bóng. Ta sẽ làm thành chuông gió treo dưới hiên, mỗi khi hè sang, gió thổi qua, tiếng kêu lanh lảnh, mát rượi lòng người.”

Mặt Hoa Dương trắng bệch, đột ngột ói ra đầy đất.

Nàng sợ đến mức thất thố, ngồi bệt giữa đống bẩn thỉu, thân mình run cầm cập.

Văn Trác nhíu mày chán ghét: “Loại công chúa như thế này, ta không cần. Kéo xuống cho binh sĩ chơi đùa giải khuây đi!”

Hoa Dương bị lôi đi, chỉ chốc lát đã phát ra tiếng hét thảm như heo bị giết.

Văn Trác nhìn lên giường, nơi Nguyên Hoài nằm, nói: “Trói hắn lại mang đi. Công chúa ra tay đủ độc, ba ngày thuốc cấm cử động mà nói hết là hết, không sợ làm chết người sao.”

Dù bị trói, Nguyên Hoài vẫn không nói một lời, chỉ rưng rưng nhìn ta.

Ta giơ con dao lọc xương lên, cười lạnh: “Đừng tưởng khóc trước mặt ta, ta sẽ không lọc xương ngươi. Đại Chiêu từ trên xuống dưới, kẻ nào cũng đáng chết!”

Khi hắn bị mang đi, cuối cùng ta không đành lòng, bước tới chỉnh lại vạt áo cho hắn.

Văn Trác ánh mắt thoáng vẻ khó hiểu: “Tam nương, đến giờ này ngươi còn mềm lòng?”

Ta cúi đầu, nói khẽ: “Chỉ là nhớ tới phu quân, không đành nhìn nam nhân chết mà không còn thể diện.”

Văn Trác thở dài: “Dung Ôn họa sư, ta cũng từng thán phục tài nghệ của hắn. Đáng tiếc thay. Đi thôi!”

12

Thiết kỵ Tây Lương bắt công chúa, bắt cả tướng quân, tràn ngập khí thế, dựa vào binh đồ ta tặng mà thẳng tiến về phía đông, toan chiếm lĩnh toàn bộ trung tâm Đại Chiêu.

Binh đồ ta đưa, quả thật giống như do thám Tây Lương nắm bắt, không sai một ly.

Nhưng ở vài chi tiết nhỏ nhất, ta đã làm chút thay đổi.

Sai một ly, đi ngàn dặm.

Đại quân Tây Lương bị dẫn dụ vào cứ điểm vững chắc nhất nơi Nguyên Hoài đóng quân.

Liều thuốc ta hạ cho Nguyên Hoài chỉ đủ làm hắn mê một canh giờ.

Nửa đêm về sáng, khi thiết kỵ Tây Lương mệt mỏi sau một ngày hành quân, ngủ say như chết, thì Nguyên Hoài dùng con dao lọc xương ta giấu trong áo hắn lúc chỉnh y phục, cắt đứt dây trói.

Hắn hội quân cùng binh lính Đại Chiêu, chỉ huy bao vây địch doanh, làm một mẻ bắt gọn.

Tây Lương vốn cho rằng lần này nắm chắc phần thắng, liền đem toàn bộ binh lực tinh nhuệ xuất trận. Nay bị Nguyên Hoài nhất cử tiêu diệt, không còn đường lui.

Chúng ta cố ý bày ra thế yếu, dẫn dụ địch quân xâm nhập, một lần quét sạch, mãi mãi trừ hậu hoạn.

Đây chính là, cũ không phá, mới không lập.

Trên tường thành, Văn Trác cầm dao dí sát cổ họng ta, mắt đỏ ngầu: “Tần Linh Nguyệt, ngươi thất tín bội nghĩa!”

Ta cười nhạt: “Chúng ta Đại Chiêu, gọi đây là binh bất yếm trá.”

Văn Trác vẫn không cam tâm: “Một điệu múa Kinh Hồng Dưới Trăng, ai không biết Tần Linh Nguyệt ngươi là kẻ phóng túng, gan dạ. Ngươi cùng công chúa Đại Chiêu thù sâu tựa biển, sao lại giúp Đại Chiêu?”

Ta nhìn xuống dưới thành, binh lính Đại Chiêu từng hàng ngay ngắn, xương cốt sắt đá, chẳng khác gì sáu năm trước, tại thung lũng máu nóng sục sôi nơi chân ta.

“Văn Trác, ngươi chỉ biết ta vì phóng túng mà múa điệu ấy, nhưng ngươi không biết, điệu múa ấy, ta nhảy để khích lệ lòng binh lính Đại Chiêu, hãy bảo vệ núi sông này thật tốt.”

“Núi sông mà Dung Lang của ta từng yêu mến đến mức muốn vẽ vào tranh, giấu trong tim.”

Văn Trác nghiến răng: “Nếu đã vậy, chúng ta cùng chết đi! Xuống âm ti địa phủ, cũng có bạn bầu.”

Lưỡi dao lạnh buốt cứa qua da ta.

Ta ngẩng đầu, nhìn xuống dưới thành. Nguyên Hoài đứng trên lưng ngựa, y phục đỏ rực, dải lụa đỏ trên đầu tung bay trong gió.

Sáu năm trước, trên thung lũng, ta mười chín tuổi, trong lúc nhảy múa, đã từng thoáng thấy trong hàng ngũ binh lính dưới chân núi, có một dải lụa đỏ tung bay, quấn lấy tâm trí ta.

Dưới ánh ngược sáng của thung lũng, ta không thể thấy rõ khuôn mặt người ấy.

Khi ta múa xong, định tìm cho kỹ, gió lại ngừng.

Dải lụa đỏ ấy cũng biến mất không còn dấu vết.

Trong sự tìm kiếm ấy, ta gặp được Dung Lang, ánh mắt chàng như chứa đựng cả sông núi, rực rỡ nhìn ta.

Nếu ngày đó, gió không ngừng, ta nhìn thấy vị tướng quân với dải lụa đỏ, có lẽ kết cục đã khác.

Nhưng hết lần này đến lần khác, ngày hôm đó gió lại ngừng.

Ta nhìn Nguyên Hoài lần cuối, vị tướng quân trong bộ giáp đẹp đẽ, ánh mắt quyết liệt, giương cung bạt tên.

Mũi tên rít qua gió mà lao đến, ta nhắm mắt lại.

Trên đầu vang lên một hơi nóng ẩm.

Ta giết heo ba năm, hôm nay mới biết, thì ra đây chính là cảm giác “gan óc lầy đất.”

Chỉ là may mắn… thứ lầy ra không phải óc ta, mà là của Văn Trác.

Tiễn pháp của Nguyên tiểu tướng quân quả không hổ danh thiên hạ đồn.

13

Ba ngày sau, Nguyên Hoài đỡ tay ta, cùng đi trên con phố dài.

Ta nói, ta bị thương ở cổ, chứ không phải ở chân, có thể tự mình đi.

Nguyên Hoài chẳng nghe, nhất định phải dìu ta.

Đi đến tường thành, thấy thi thể của Văn Trác bị mũi tên to lớn ghim chặt vào tường, lực đạo đến mức không phải người thường có thể làm được.

Bên cạnh Văn Trác, xác Hoa Dương công chúa cũng giống vậy, bị ghim chặt trên tường bằng một mũi tên.

Ta đứng lặng hồi lâu, không nói gì.

“Trước kia ta hận nàng đến tận xương tủy, hận nàng đã cướp đi viên minh châu quý giá của

 ta, đem ra làm trò tiêu khiển, chơi chán rồi lại dễ dàng bóp nát. Ta hận nàng đến mức sẵn 

sàng đánh đổi cả cuộc đời mình, chỉ để khiến nàng phải chết. Nay thấy nàng thật sự chết 

rồi, lại thấy chẳng còn gì thú vị. Viên minh châu của ta, cuối cùng vẫn vỡ, chẳng thể nào trở lại như cũ.”

Nguyên Hoài lặng lẽ nhìn ta thật lâu, rồi nói: “Có lẽ ta may mắn hơn. Sáu năm trôi qua, minh 

châu của ta mất đi rồi lại tìm được. Vì vậy, lần này, ta quyết không để mất, tuyệt đối không để nàng rời khỏi tay ta nữa.”

Ta có chút bối rối, liền tìm cách đổi chủ đề: “Mũi tên giết Văn Trác là của ngươi, vậy mũi tên giết Hoa Dương, lại là ai?”

Nguyên Hoài tránh ánh mắt của ta, đáp: “Không biết, không để ý. Có lẽ ai đó trong lúc hỗn loạn đã vô tình bắn trúng nàng.”

Ta cảm thán: “Vô tình mà bắn trúng ngay giữa tim, các ngươi trong quân quả thật toàn nhân tài ẩn dật. Đã ba ngày rồi, sao không đem thi thể xuống?”

Nguyên Hoài nói: “Dân chúng không cho. Công chúa vốn đã nổi tiếng là hoang dâm vô độ,

 nay còn cả gan hạ nhục tướng quân, suýt khiến nước mất nhà tan. Hiện tại dân tình phẫn 

nộ, chỉ có thể treo xác nàng trên đó, để họ phun nước bọt vài lần, xả bớt giận.”

Ta lắc đầu: “Thật là tàn nhẫn.”

Nguyên Hoài bật cười: “Ngươi giết heo ba năm, mà lại nói người khác tàn nhẫn?”

Ta cười nhẹ: “Dù tàn nhẫn đến đâu cũng biết sợ. Ví dụ như ngươi, ngươi cũng đủ tàn nhẫn đấy. Nhưng đêm ta hạ thuốc ngươi, ngươi bị Văn Trác bắt, sao từ đầu đến cuối lại không nói một lời nào?”

Nguyên Hoài bình thản đáp: “Ta có thể nói được sao?”

Ta trừng mắt: “Đương nhiên có thể! Thuốc ta dùng là loại chỉ làm cứng tứ chi, đâu có ảnh hưởng đến cổ họng. Ngươi không nhận ra rằng mình có thể nói chuyện sao?”

Nguyên Hoài thở dài: “Ta nhận ra rồi. Nhưng ta nghĩ, chắc là thuốc ngươi cho ta quá nhẹ, nên mới nói được. Ta không dám lên tiếng, sợ lộ chuyện.”

Ta: “…”

Nguyên Hoài: “Là ngươi hạ thuốc quá nhẹ, làm ta lo lắng, diễn cũng không dám diễn hỏng.”

Ta giễu cợt: “Ta sợ hạ nặng, ngươi thật sự bị công chúa biến thành cơm rồi.”

Nguyên Hoài: “…”

Cả hai chúng ta im lặng, mỗi người một hướng, cùng ngước nhìn trời.

Mặt trăng lại mọc.

Trăng vẫn là trăng của hôm nay, người vẫn là người của ngày xưa.

Thật may mắn, lại được thấy ánh trăng chiếu lên người cũ.

 Hoàn chính văn **

Ngoại truyện

Ta tên là Đậu Phụ.

Phụ thân ta là đồ tể, mẫu thân ta là đầu bếp.

Nương bảo, sau này lớn lên, ta sẽ bán đậu phụ.

Năm ta ba tuổi, lục lọi trong rương của nương, phát hiện một bức họa. Bức họa đẹp đến mức làm rơi cả cái cằm bé nhỏ của ta.

Từ đó, ta mê vẽ, đồng thời đưa ra một quyết định ngược đời:

Ta, Đậu Phụ, lớn lên sẽ không bán đậu phụ, mà sẽ làm họa sư!

Cha không thích ta nhìn bức tranh ấy. Ông nói, nương thấy sẽ lại thở dài.

Nhưng có lần, ta trộm xem, chẳng may làm dây mực quả dại lên tranh, cha lại tiếc đứt ruột, cẩn thận lau sạch.

Cha nương thường ngủ dậy muộn.

Mỗi lần ngủ muộn, nương đều than đau lưng.

Cha vén áo nương lên, định xoa lưng cho bà, nhưng vừa thấy vết bớt đỏ trên lưng mẹ, ánh mắt ông lại đờ đẫn, rồi bế ta ra sau nhà chơi, còn mình quay vào, đóng cửa lại để xoa lưng cho nương.

Tay cha chắc hẳn rất mạnh.

Vì ta nghe nương trong phòng kêu khóc oai oái, như bị cha xoa đến đau.

Tên đồ tể này, chẳng biết nương tay là gì.

Ta nghi ngờ bệnh đau lưng của nương , chính là do ông ấy mà ra.

Sau nhà ta có một ngôi mộ.

Bên cạnh mộ, ta nuôi một bầy thỏ con.

Trước năm ba tuổi, thân thể ta yếu ớt, thường xuyên nhìn thấy những thứ mà người lớn gọi là “bẩn”.

Nhưng thứ “bẩn” ở mộ sau nhà ta, lại sạch sẽ, đẹp đẽ, không chút nào giống “bẩn”.

Ngày trước, binh sĩ biên cương rất thích ăn bánh thịt do nương ta làm, thường rảnh rỗi kéo đến từng tốp mua bánh. Những lúc bận bịu, họ lại nhờ nương mang bánh đến quân doanh.

Mỗi khi cha nương dẫn ta ra ngoài, quay đầu lại, ta luôn thấy hắn ngồi lặng lẽ bên mộ, thay chúng ta giữ nhà.

Hắn chưa bao giờ đi vào nhà, như thể nơi đó là vùng đất cấm mà hắn không được đặt chân tới.

Chỉ khi mẹ một mình ra sau nhà hái rau, hắn mới đứng yên bên cạnh mẹ, lặng lẽ nhìn bà rất lâu.

Khi cha đóng cửa, xoa lưng cho nương , ta thường ngồi ở bên mộ, cùng “thứ bẩn” ấy mỗi người ôm một con thỏ, ngồi một bên, thở dài một tiếng.

Ta thở dài vì thương nương, còn hắn thở dài, chẳng biết là vì lý do gì.

Sau năm ba tuổi, thân thể ta khỏe lên, chẳng còn nhìn thấy thứ “bẩn” ấy nữa.

Nhưng mỗi lần học vẽ mà cạn ý tưởng, chỉ cần ra mộ ngồi một lát, cảm hứng lập tức dâng trào.

Ta nghĩ, có lẽ trong mộ là một bậc thầy hội họa đã khuất.

Dù ta không còn thấy hắn, nhưng ta biết, hắn vẫn ở đó.

Hắn thay chúng ta giữ nhà, thay ta trông chừng những con thỏ nhỏ.

Có lẽ hắn đang chờ đến trăm năm sau, sẽ nắm tay nương, đưa bà đi.

Nhưng cha ta nhất định sẽ không cho phép điều đó.

Khi ấy, một hồn ma dã quỷ trăm năm, đấu với một kẻ đồ tể hung tợn, chắc chắn sẽ rất náo nhiệt.

Dù thế nào, ta cũng không đứng về phía ai.

Vì ta yêu cả hai người họ.

End