Skip to main content
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Cổ Đại MẪU THÂN TA LÀ ĐỒ TỂ Chương 2 MẪU THÂN TA LÀ ĐỒ TỂ

Chương 2 MẪU THÂN TA LÀ ĐỒ TỂ

9:02 chiều – 10/12/2024

3

” Tưởng đại nương, tỷ thực sự định giữ lại con bé ấy sao?” Người trong chợ không nhịn được, thay nhau khuyên nhủ bà.

“Chị đừng quên tên đàn ông lòng lang dạ sói ấy đã bỏ rơi tỷ như thế nào.”

“Phải đó! Đây chính là nghiệt chủng của hồ ly tinh lẳng lơ kia, tỷ nuôi nó, chẳng khác nào tự đâm dao vào tim mình!”

Ta cố rụt cổ lại, không dám nhìn bóng lưng bà cứng ngắc, lạnh như băng.

Thời gian qua, ta cứ ngỡ bà đã hoàn toàn chấp nhận ta rồi.

Nhưng tiếng băm xương dưới tay bà càng lúc càng lớn, khiến ta không khỏi lo sợ.

Mãi cho đến khi mặt trời lặn, chợ tan.

Ta không dám lên tiếng, chỉ âm thầm đứng dậy giúp bà thu dọn.

Vậy mà bà giằng lấy đồ khỏi tay ta, đi rất nhanh, bước chân sải dài.

Ta cố chạy theo, dùng hết sức lực níu lấy tay bà.

Nhưng bà mạnh mẽ hất tay ta ra, không nói một lời, vội vã bỏ đi.

Chẳng lẽ, ta lại bị bỏ rơi nữa sao?

Bát canh xương thơm lừng, chiếc chăn ấm áp, cả tiếng ngáy đều đều của bà… tất cả chẳng qua chỉ là một giấc mộng ngắn ngủi mà thôi.

Ta co rúm thân hình nhỏ bé, lạc lõng bước đi giữa trời chiều nhập nhoạng, không biết mình sẽ đi về đâu.

Khi đêm đen phủ kín, ta tìm được một chỗ khá tốt. Là một hố trống trong bãi tha ma ở phía bắc thị trấn, nơi thường xuyên có xác chết mới được đẩy đến.

Ta nằm xuống đó, co mình lại, chẳng màng đến việc liệu mình có đứng dậy được nữa hay không.

Dẫu sao, cũng chẳng ai cần ta cả.

Nhưng ta không ngờ, lúc ta đang mơ màng ngủ thì bà tìm đến ta. Dưới ánh trăng, ta thấy mặt bà đầy mồ hôi, vẻ mặt thoáng chút hoảng loạn.

Khi nhìn thấy ta, bà thở hổn hển, hít sâu mấy hơi liền.

Bà chẳng nói lời nào, xách ta lên, lại lần nữa cõng ta trên lưng.

Ta nhắm chặt mắt, nghĩ rằng đây chỉ là một giấc mơ.

Nhưng không, lần này là thật.

Sau khi tắm nước nóng và uống một bát canh thịt to, ta chẳng còn chút oán hận nào, vui vẻ theo bà ra chợ bán thịt.

Vẫn có người khuyên bà đừng dại dột, nhưng lần này bà chẳng nói gì.

Nhìn dáng vẻ cứng đầu của bà, dần dần cũng chẳng ai còn khuyên nữa. Thay vào đó, mọi ánh mắt lại đổ dồn về phía ta.

Ta có gương mặt thanh tú giống hệt người cha tú tài của ta.Có người đoán rằng bà nuôi ta vài năm, sau đó sẽ bán ta để lấy một món hời.

Ý tưởng ấy vừa xuất hiện, mọi người đều tin chắc như vậy.
Họ bắt đầu có chút ghen tị với bà.

Thời buổi khó khăn, nhưng chỉ cần một cô gái có dung mạo tốt, bán vào thanh lâu ít nhất cũng được hai mươi lượng.

Nếu bán làm nha hoàn cho nhà phú hộ, cũng có thể thu về mười lăm, mười sáu lượng bạc.

Ta không hiểu những lời bàn tán xôn xao ấy nghĩa là gì. Ta chỉ biết mình rất vui vẻ mỗi ngày.

“Đến đây, bé con, ta cho ngươi cái kẹo này.”

Thôi Đào Hoa nheo mắt, ánh nhìn như hồ ly, vừa nói vừa chọc ghẹo ta.

Thôi Đào Hoa mở một tiệm nhỏ trong hẻm sâu nhất của chợ, tầng một bán rượu, tầng hai thì buôn da thịt.

“Bốp!”

Một cái tát mạnh làm rơi cây kẹo khỏi tay ta.

Thôi Đào Hoa bị mắng mỏ, đành hậm hực rời đi.

Nhưng nàng ta chẳng chịu từ bỏ, lần sau đến mua thịt lại định dụ ta về tiệm chơi.

“Tưởng đại tẩu, hay là tẩu giao đứa nhỏ này cho ta, ta đảm bảo ngươi sẽ không lỗ.”

Thôi Đào Hoa chỉ độ mười lăm, mười sáu tuổi, nhưng ánh mắt lộ rõ sự lanh lợi, tính toán.

“Thứ bẩn thỉu ngươi nói toàn là phân! Cút ngay khỏi đây, đừng để lão nương thấy mặt!”
Bà lớn tiếng mắng, cầm dao mổ lợn vung vẩy, dáng vẻ đầy uy nghiêm.

Ta đứng nhìn bà, chẳng chút sợ hãi. Nhón chân nhặt từng đồng xu Thôi Đào Hoa để lại trên thớt gỗ, bỏ vào túi vải.

“Ai bảo ngươi nhặt tiền của con tiện nhân ấy? Lấy ra trả lại cho nó! Thịt của lão nương không bán cho lũ bại hoại!”

Bà quát lên, “Lần sau đứa nào dám động tâm tư xấu xa với nó, lão nương chặt ra cho chó ăn!”

Những lời mắng chửi của bà, lần nào cũng chẳng lặp lại.

Cùng lúc đó, bà quay lại trừng mắt nhìn ta một cái. Ta lập tức đổ mấy đồng xu ra, chạy vội lên phía trước, giật miếng thịt từ tay Thôi Đào Hoa trả lại.

Thôi Đào Hoa không ngờ Tưởng đại tẩu vừa mở miệng đã mắng người, trong lòng vừa xấu hổ vừa bực bội, lại có chút hối hận.

Khắp trấn này, chỉ có thịt ở sạp của Tưởng đại tẩu là đúng cân đúng lượng nhất. Gây thù với bà, sau này còn biết mua thịt ở đâu cho vừa lòng?

“Đúng là  “lão mẫu hổ “thì vẫn là “ lão mẫu hổ,’ dữ như quỷ! Con bé kia đâu phải do bà ta sinh ra, nuôi lớn rồi cũng chẳng thật lòng thật dạ gì với bà, cuối cùng vẫn là cô quả một mình!”

Thôi Đào Hoa rêu rao khắp nơi, bêu xấu bà. Nhưng những phụ nhân trong chợ thấy nàng tachẳng khác nào thấy ruồi nhặng, chẳng buồn đáp lời.

Chỉ có vài tên đàn ông độc thân tụ tập bên cạnh nàng, cùng nhau mắng chửi Tưởng đại tẩu là ‘mẫu hổ.’

Không ngờ miệng lưỡi của Thôi Đào Hoa lại như quạ đen mở lời, linh nghiệm như vậy.
Chưa qua mấy ngày, từ huyện thành có người tìm đến.

Đó là một mụ tú bà.

Bà ta tìm tới, nhìn ta từ đầu đến chân, dường như rất hài lòng, liền muốn đưa ta đi.

Bà ta nói cha ta đã bán ta cho bà ta, đổi lấy mười lăm lượng bạc.

Thân hình như tháp của Tưởng đại tẩu lập tức chắn trước mặt ta.

Dần dần, quanh quầy thịt tụ tập ngày một đông người.

Mụ tú bà liếc nhìn bà, không chút vội vàng, lấy ra một tờ khế bán thân, đưa ra trước mặt bà, rồi lại giơ lên cho mọi người xem.

“Giấy trắng mực đen rõ ràng, trên đó là dấu tay của thân phụ nó , ai cũng không cản được ta!”

Một tú tài ngồi viết thư thuê bên chợ chen qua đám đông, tiến lên xem kỹ tờ khế, rồi nói:

“Không sai, khế ước là thật.”

Mụ tú bà nói rằng cha nương tta ở huyện thành muốn mưu sinh, túng quẫn nên đành bán ta đi.

Mọi người đưa mắt liếc thân hình của ta, ánh mắt đầy cảm thông. Khó khăn lắm mới được ăn bữa cơm nóng, vậy mà lại bị chính cha mẹ ruột bán đi.

4

Mụ tú bà nắm lấy tay ta, kéo lê về phía xe ngựa, chẳng hề để mắt đến đám dân đen nơi chợ này.

Ta sợ hãi, nhưng không khóc. Ta cúi đầu, há miệng cắn chặt lấy cổ tay của bà ta.

Bà ta đau quá, hét lên một tiếng, vung tay định tát ta.

Ta trừng lớn mắt, không khuất phục mà nhìn thẳng vào bà ta.

Ta biết bà ta là kẻ xấu, cũng xấu xa như cha nương ta!

Cú tát đau đớn mà ta nghĩ tới lại không xuất hiện.

Một bóng dáng to lớn lao tới, đỡ lấy cú đánh sắp giáng xuống đầu ta.

Cùng lúc đó, ta được một người bế vào lòng.

“Con bé chỉ là một đứa trẻ, bà định giết nó sao? Tâm địa bà sao độc ác đến thế!”

Người bế ta chính là Trương lão, người bán kẹo đường trong chợ.

“Đồ mụ tú bà độc ác, chết không yên đâu!” Một người trong đám đông lẩm bẩm.

Dần dần, mọi người cũng bắt đầu xôn xao lên tiếng.

Dù thường ngày họ có thì thầm gọi Tưởng đại tẩu là ‘mẫu hổ,’ gọi ta là ‘gánh nặng,’ nhưng khi đối mặt với kẻ ngoài, tất cả đều là “người nhà.”

Tưởng đại tẩu cầm dao, đứng chắn trước mặt mụ tú bà.

Bà không nói lý lẽ dài dòng, chỉ nghiến răng:

“Nếu ngươi muốn mang nó đi, lão nương sẽ chặt một cánh tay của ngươi, rồi chặt luôn tay mình để đền mạng!”

“Ai cần cánh tay của ngươi! Con mụ điên từ đâu đến thế này, đúng là không nói lý!”

Mụ tú bà tức giận đến mức nước miếng văng tung tóe, gào lên đòi đi báo quan.

Nghe thấy hai chữ “báo quan,” đám đông lập tức im phăng phắc.

Bởi lẽ dân đen như họ, điều sợ nhất chính là quan.

“Báo quan cái gì mà báo quan! Tưởng đại tẩu, ngươi quên mất tú tài kia là ở rể nhà họ Tưởng rồi sao? Ngươi mới là chủ nhà!”

Thôi Đào Hoa tựa người vào gốc liễu, giọng cười cợt vang lên.

“Đúng đó, rể ở rể không có quyền định đoạt!” Những người đứng xung quanh cũng đồng loạt phụ họa.

Mụ tú bà không ngờ đám người quê mùa này lại khó đối phó như vậy, nhưng bà ta cũng đã chuẩn bị từ trước, thậm chí nắm rõ mọi chuyện của nhà tú tài.

“Đứa trẻ này là con của tú tài và người đàn bà bên ngoài, đâu liên quan gì đến họ Tưởng nhà các ngươi. Tú tài muốn bán, tất nhiên có quyền bán!”

Mụ tú bà ngẩng cao đầu, giọng đầy tự đắc.

Mọi người thoáng ngập ngừng, ánh mắt đổ dồn về phía Tưởng đại tẩu.

Đúng là vậy, từ trước đến nay bà nhất quyết không công nhận người đàn bà bên ngoài kia.

Đó chính là giới hạn của bà.

Chính vì vậy, dù người đàn bà ấy có chết, cũng chỉ mang danh là kẻ tình nhân lén lút của tú tài.

Sắc mặt Tưởng đại tẩu xanh mét, bà nghiến răng, cất giọng:

“Người đàn bà ngoài kia không phải kẻ xa lạ, mà là thiếp của tú tài!”

Đã là thiếp của nhà họ Tưởng, thì con của thiếp cũng là con của bà.

Mọi người ồ lên kinh ngạc, hít sâu một hơi.

Lần này, Tưởng đại tẩu thật sự vì đứa trẻ mà phá vỡ nguyên tắc, thừa nhận thân phận của người đàn bà kia.

“Ngươi về bảo với tú tài, chuyện của con ta, hắn đừng lắm lời! Nếu dám làm càn, lão nương báo quan bắt hắn về xử lý!”

Bà nói ta là con của bà.

Ta khịt mũi, muốn hét lên một tiếng gọi “mẹ,” nhưng cổ họng nghẹn lại, ẩm ướt như bị nhét đầy bông.

Mụ tú bà bị chặn đứng, tức tối giậm chân, hậm hực bỏ đi. Vừa đi vừa mắng chửi, thề rằng sẽ bắt tú tài phải trả lại cả vốn lẫn lời!

5

Từ đó, ta trở thành con của bà.

Bà dắt ta đi khắp chợ, đến từng nhà hàng xóm tặng trứng gà nhuộm đỏ.

Mọi người đều kinh ngạc, bảo rằng bình thường bà sống tằn tiện, không ngờ lại rộng rãi như vậy.

Thật ra, nếu không vì cha ta thường xuyên đến vòi tiền, bà đã có thể dành dụm được không ít bạc.

Bà quanh năm chỉ có hai bộ áo vải thô, chắp vá mặc đi mặc lại.

Đến mùa đông, bà chỉ mặc thêm một chiếc áo bông bên trong cho ấm.

Tóc bà được vấn bằng một dải vải xanh, chẳng có lấy một món trang sức.

Son phấn thì càng không, cuộc sống của bà chẳng khác nào một người đàn ông.

Nhưng bà ăn uống lại không tệ, dù không phải gạo trắng hảo hạng, nhưng hầu như ngày nào cũng có món mặn.

Vừa hay, trong mắt ta, chỉ cần có cơm là đủ.

Dù vậy, bà vẫn may cho ta một bộ áo bông, còn lấy hai dải vải đỏ, vấn cho ta thành hai búi nhỏ dựng ngược.

Ta gọi bà là “nương ,” bà liền run lên, cả người nổi da gà!

Mặt bà đỏ bừng, lớn tiếng bảo rằng không phải nhà giàu, đừng gọi mấy danh xưng gì đó cao sang.

Ta gọi bà là “mẫu thân,” bà cũng chẳng đáp, nghĩ một hồi mới bảo ta gọi bà là “đại nương.”

Ta ưỡn ngực nhỏ, theo “đại nương” đi chợ, ngày tháng trôi qua thật nhanh.
Ta đã lên sáu.

Có một tú bà đến nhà, định mai mối cho bà.

Người được mai mối là Trương thợ rèn, vợ ông đã qua đời ba năm, giờ ông cũng nguôi ngoai nỗi buồn và đồng ý tìm người sống cùng.

Nhà Trương thợ rèn có một đứa con trai, tên là Thạch Đầu, lớn hơn ta hai tuổi.

Kể từ khi bà mối đến nhà ta nói chuyện, Thạch Đầu ngày nào cũng chạy đến.

Vì Đại nương ta nấu ăn rất ngon, nhất là món canh xương ninh nhỏ lửa, hương thơm lan tỏa khắp ba con hẻm.

Thạch Đầu uống đến say mê, mắt sáng rỡ:

“Nương, cho con thêm một bát!”

Đại nương mắng nó là “thằng nhãi con,” quát rằng nếu còn lắm lời, bà sẽ quăng nó ra ngoài.

Nhưng bà chưa bao giờ thực sự đuổi nó đi.

Bà rất thích trẻ con.

Đáng tiếc, Thạch Đầu cuối cùng không thể trở thành nhi tử của đại nương ta. Cha hắn Trương thợ rèn cuối cùng đổi ý, thành thân với Vương Tam Nương – người bán đậu phụ.

Ta nhìn Vương Tam Nương, cùng lắm chỉ trắng trẻo hơn, hay cười hơn, dung mạo cũng chẳng so được với đại nương ta. Đại nương ta nhìn kỹ, thật ra đâu có xấu.

Khi bà cười, trông còn đẹp hơn, giống như ánh mặt trời rực rỡ, sáng bừng cả không gian.
Tiếng cười của bà vang dội như tiếng chuông đồng!

Nhưng Trương thợ rèn lại nói rằng, là đàn ông đỉnh thiên lập địa, không muốn cưới một người vợ còn khỏe hơn cả mình.

Đến cả tú tài viết thư thuê trong chợ cũng lắc đầu bảo, phụ nữ phải mảnh mai như liễu yếu đào tơ thì mới khiến người ta thương xót.

Ta nghe mà tức tối, thương xót cái gì chứ!

Tối hôm đó, nhân lúc trời tối, ta múc một gáo phân heo, quét đầy cổng nhà Trương thợ rèn.

Chuyện hôn sự của đại nương không thành, đám người xung quanh không khỏi xì xào bàn tán.

Đại nương vẫn như thường lệ, bán thịt mỗi ngày, trên mặt chẳng lộ chút thay đổi nào.

Có kẻ lắm chuyện cố tình hỏi:

“Ngươi thấy không, Vương Tam Nương cũng đã tuổi xế chiều rồi, Trương thợ rèn cưới bà ta chẳng khác nào cưới thêm bà nương về để hầu hạ!”

“Ta thấy Tưởng đại tẩu ngươi còn tốt hơn

Vương Tam Nương nhiều! Ít ra sạp thịt của ngươi cũng kiếm được nhiều hơn gánh đậu phụ của bà ta.”

“Thật tiếc quá, Trương thợ rèn sao lại không chọn ngươi mà lại chọn Vương Tam Nương nhỉ?”

Những kẻ này sao lại lắm lời đến vậy!